Một mảnh vỡ MH17 có dấu vết lỗ đạn

3:38 AM |
Ngày hôm qua trong quá trình tìm kiếm thì các quan sát viên quốc tế đã tìm thấy một mảnh vỡ của chiếc máy bay MH17 với chi chít những vết nghi ngờ là do bị đạn bắn. Điều này làm củng cố hơn nghi vấn MH17 rơi là do sự tấn công từ một hệ thống tên lửa. Đây sẽ là một chứng cứ quan trọng để xác định nguyên nhân rơi của máy bay. Tuy nhiên để biết chính xác bên nào đã thực hiện thì không phải là việc đơn giản mà phải mất rất nhiều thời gian để điều tra. Chi tiết blog Hỷ Diện xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Các quan sát viên quốc tế vừa phát hiện những lỗ đạn trên xác chiếc máy bay MH17 của Malaysia, dấu vết được xem là bằng chứng đầu tiên cho thấy phi cơ có thể đã bị một tên lửa bắn hạ.

uk-7475-1406255383


Phát ngôn viên Michael Bociurkiw của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho hay các quan sát viên có mặt tại hiện trường ở đông Ukraine phát hiện một phần thân máy bay "nham nhở những lỗ đạn, giống như bị trúng đạn từ súng máy".


Những chiếc lỗ được tìm thấy ở hai mảnh thân riêng biệt và đã được các quan chức an ninh hàng không Malaysia kiểm tra. Thiệt hại bên ngoài của chiếc phi cơ là một manh mối quan trọng để làm sáng tỏ việc MH17 đã bị rơi như thế nào.


Hiện những dấu vết trên vẫn chưa thể chứng minh cho cáo buộc của Mỹ rằng máy bay bị trúng tên lửa đất đối không Buk SA-11 của phiến quân thân Nga. Một số tên lửa không đối không trên thế giới cũng được thiết kế để phá hủy máy bay với một đầu đạn chứa nhiều mảnh đạn tương tự.


Tuy nhiên, kể cả việc chứng minh được máy bay bị bắn hạ bằng tên lửa thì việc xác định thủ phạm đứng sau vẫn vô cùng phức tạp. Ukraine, quốc gia sở hữu Buk, tuyên bố không kích hoạt hệ thống tên lửa nào vào thời điểm máy bay bị bắn. Lực lượng ly khai cũng khẳng định họ không sỡ hữu những vũ khí hiện đại như trên. 


Vào ngày thứ 8 kể từ khi vụ việc xảy ra, các quan sát viên của OSCE cho hay nhiều phần thi thể của các nạn nhân vẫn nằm rải rác khắp cánh đồng. Hà Lan, quốc gia đứng đầu cuộc điều tra quốc tế về vụ MH17, sẽ tiếp tục cử các điều tra viên và cảnh sát không vũ trang đến khu vực này để hỗ trợ việc tìm kiếm thi thể. 


Giới chức cảnh báo việc nhận dạng có thể kéo dài nhiều tháng và họ không chắc chắn có thể xác định được toàn bộ các nạn nhân. Chuyên gia pháp y đang liên hệ với các thân nhân để lấy mẫu ADN và dữ liệu nha khoa.


Trước đó, hai chiếc máy bay quân sự đầu tiên chở 40 quan tài của các nạn nhân MH17 đã về đến Hà Lan hôm 23/7. Hôm qua, thêm 74 thi thể cũng được chuyển tới sân bay Eindhoven và được lãnh đạo cũng như người dân Hà Lan đón nhận trang trọng.


Khoảng 200 chuyên gia đang được điều động làm nhiệm vụ pháp y. Hà Lan, nước có số người thiệt mạng cao nhất trong vụ việc, đóng góp 120 chuyên gia. Những người còn lại đến từ các nước khác có công dân trên chuyến bay xấu số, như Anh, Đức, Australia, Malaysia...


Trong khi đó, Ủy ban An toàn Hà Lan cho biết việc thu thập dữ liệu từ cả hai hộp đen của MH17 đều đã thành công. Hai thiết bị chứa thông tin về chuyến bay và ghi âm cuộc trao đổi trong buồng lái đang được các chuyên gia Anh phân tích. Họ sẽ không tiết lộ các thông tin trong hai hộp đen khi cuộc điều tra vẫn đang diễn ra.


Gần nửa tháng vụ tai nạn xảy ra và công cuộc khắc phục hậu quả, tìm kiếm xác nạn nhân vẫn chưa thể hoàn thành. Hiện tại vẫn chưa xác định được 3 thi thể nạn nhân của Việt Nam trong vụ tai nạn nhưng hy vọng các cơ quan chức năng sẽ giúp gia đình của họ, để sớm  được đưa thi thể về nước.

Năm Ảo

Thảm họa MH17 "giống" sự kiện 11/9

2:43 AM |
Đó là sự so sánh của ổng thống Petro Poroshenko về vụ máy may dân sự của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi ở phía Đông Ukraine, nơi chiến sự đang diễn ra hết sức căng thẳng. Và cũng có nhiều nhận định vụ việc có liên quan đến Nga. Ông Vitaly Naida có những bằng chứng chứng tỏ rằng Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa cho phiến quân. Hiện các nước phương tây đang thúc giục Nga tác động đến 2 bên để việc điều khi cũng như tìm kiếm thi thể được dễ dàng hơn. Chi tiết blog tin tức Ảo Thiết xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm nay ví chiếc máy bay MH17 cùng 298 nạn nhân bị bắn rơi ở miền đông Ukraine với vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 tại Mỹ.


"Chúng ta thấy không có sự khác nhau giữa sự kiện ở Ukraine và những gì đã xảy ra vào ngày 11/9 ở Mỹ hay thảm họa Lockerbie ở Scotland", Zeenews dẫn lời ông Poroshenko nói trong khi trao đổi với Tổng thống Pháp Francois Hollande.

Hôm qua, Vitaly Naida, người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine, khẳng định Kiev có bằng chứng thuyết phục chỉ ra rằng hành vi khủng bố được thực hiện với sự hỗ trợ của Nga. Vai trò của Nga được thể hiện qua việc nước này cung cấp hệ thống tên lửa và nhân sự cho phiến quân. Theo bằng chứng mà Kiev thu thập được, ba hệ thống tên lửa dẫn đường radar BUK-1 hay SA-11 được đưa vào lãnh thổ Ukraine từ Nga, cùng với một nhóm ba người.

Trong buổi họp báo tại Kiev hôm nay, Andriy Lysenko, người phát ngôn của Hội đồng an ninh Ukraine tiếp tục tố phe ly khai làm xáo trộn hiện trường vụ tai nạn, giấu bằng chứng cho thấy tên lửa Nga có liên quan đến việc khiến MH17 lao xuống. Ông Lysenko cho rằng, Nga vẫn đang cung cấp vũ khí hạng nặng và các loại vũ khí khác cho quân nổi dậy ở miền đông.

Quan sát viên quốc tế và giới chức Ukraine cũng cho biết thêm 27 thi thể và 20 mảnh vỡ của máy bay được tìm thấy hôm nay. Trong khi đó, các tay súng ly khai đã đưa 196 thi thể ra khỏi khu vực máy bay rơi và đưa lên tàu, tuy nhiên chưa rõ địa điểm cuối cùng.

Về phía phe ly khai, Aleksander Borodai, Thủ tướng của Cộng hòa tự xưng Donetsk, xác nhận quân nổi dậy đang nắm giữ các hộp đen của chiếc máy bay và sẽ bàn giao chúng cho Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Chính phủ các nước trên khắp thế giới bày tỏ sự giận dữ trước tình hình lộn xộn tại hiện trường vụ tai nạn và yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin tác động đến phe nổi dậy. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, có nhiều thi thể nạn nhân và mảnh vỡ máy bay bị đưa đi, làm xáo trộn chứng cứ tiềm ẩn. Điều này là không chấp nhận được và ảnh hưởng tới cả các nạn nhân và người thân của họ.

Thủ tướng Anh David Cameron thúc giục ông Putin tìm cách để hiện trường vụ tai nạn trở nên dễ tiếp cận và kiềm chế căng thẳng giữa Ukraine và quân nổi dậy. "Nếu Tổng thống Nga Putin không thay đổi cách tiếp cận với Ukraine, thì châu Âu và phương Tây phải thay đổi căn bản cách tiếp cận của chúng tôi với Nga", ông Cameron phát biểu trên Sunday Times. 

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang xem xét dự thảo nghị quyết để lên án vụ tấn công, yêu cầu các nhóm có vũ trang cho phép tiếp cận hiện trường và kêu gọi các nước trong khu vực hợp tác trong cuộc điều tra toàn cầu. 

Các nhân viên cứu hộ khiêng thi thể nạn nhân. Ảnh: AP.

Cơ quan Tình trạng khẩn cấp của Ukraine cho biết việc tìm kiếm ở các vùng hẻo lánh ở miền đông Ukraine, cách biên giới Nga 40 km, rất phức tạp do sự can thiệp của các tay súng của phe nổi dậy. Có khoảng 380 nhân viên tham gia tìm kiếm thi thể nạn nhân, trên diện tích 34 km2. Khu vực tìm kiếm vẫn nằm trong tầm kiểm soát của phe ly khai.

Trong một diễn biến khác, Nico Voorbach, Chủ tịch của Hiệp hội buồng lái châu Âu cho biết, chiếc máy bay MH17 đã chuyển hướng khỏi lộ trình lệ thường để tránh sét. "Tôi nghe nói họ đã chuyển hướng để tránh mưa, tôi nghĩ lúc đó có mây dông. Phi công thường hỏi kiểm soát không lưu để tránh sang trái hoặc phải", ông Voorbach nói với Mirror.

Chuyến bay MH17 hôm 17/7 bị bắn hạ ở khu vực miền đông Ukraine khi đang đi từ Amsterdam tới Kuala Lumpur, làm tổng cộng 298 người chết. Vị trí rơi thuộc vùng chiến sự Donetsk, miền đông Ukraine, cách biên giới Nga khoảng 50 km. Nguồn tin của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng phe ly khai thân Nga đã bắn nhầm MH17 với một máy bay khác do lỗi radar.

Vụ tai nạn thảm khốc này làm cho 298 người thiệt mạng và hiện tại còn rất nhiều thì thể vẫn chưa được tìm thấy. Hiện vụ việc này vẫn chưa có bên nào đứng ra chịu trách nhiệm và các chuyên gia cũng chỉ mới dừng lại ở việc suy đoán mà thôi.
Năm Ảo