"Thảm họa" máy bay MH17

2:48 AM |
Như chúng ta đã biết ngày 17/7 một máy bay dân sự của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị rơi ở phía đông Ukraine làm 295 người thiệt mạng, trong đó có 280 hành khách và 15 nhân viên phi hành đoàn. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác MH17 bị rơi nhưng nhiều khả năng nó bị bắn hạ bới một hệ thống tên lửa phòng không. Đây có thể được xem là một "thảm họa" máy bay khi số người thương vong khá lớn và không một ai có thể sống sót. Chi tiết blog Ảo Thiết xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị sốc khi nghe tin chiếc máy bay chở 295 người của hãng hàng không quốc gia gặp nạn, trong khi Thủ tướng của Ukraine, nơi phi cơ rơi, gọi đây là thảm họa. 

"Tôi bị sốc bởi trước thông tin một chiếc máy bay Malaysia Airlines rơi. Chúng tôi tiến hành điều tra lập tức", Thủ tướng Najib Razak bày tỏ sự bàng hoàng ngay sau khi nghe tin.

uk-2168-1405618351


Thủ tướng Ukraine Areseny Yatseniuk cho hay, ông đã ra lệnh mở cuộc điều tra về "thảm họa máy bay" Malaysia. Ông xác nhận chiếc máy bay gặp nạn khi đang bay từ Amsterdam, Hà Lan về Kuala Lumpur, Malaysia.


Thủ tướng Hà Lan cho hay ông đang quay về nước từ Brussels, Bỉ, để xử lý vụ việc. 


Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời chia buồn sâu sắc đến Thủ tướng Malaysia.


Ông Putin đã nhanh chóng điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama về vụ việc. Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo được lên kế hoạch từ trước trùng với thời điểm thông tin về vụ tai nạn được các nhân viên không lưu loan báo.


Trước đó, trả lời báo chí trên đường đi công tác hôm nay, ông Obama cho biết đã nhận được thông tin và yêu cầu các quan chức Mỹ giữ liên lạc với chính phủ Ukraine để theo dõi tình hình.


Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cảnh báo rằng nếu mối nghi ngờ chiếc máy bay bị bắn là thật thì những kẻ chịu trách nhiệm trong chuyện này sẽ phải gánh chịu "hậu quả khôn lường".


"Đây là một máy bay đang hướng về không phận Nga. Nó có dấu hiệu riêng. Nếu đó là hậu quả từ hành động của sự nhầm lẫn rằng đó là một máy bay Ukraine thì tôi nghĩ cái giá phải trả là phải xuống địa ngục và sẽ là như thế".


Carl Bildt, Ngoại trưởng Thụy Điển, chia sẻ trên Twitter: "Thật sự khủng khiếp khi máy bay Malaysia Airlines có thể đã bị bắn hạ ở khu vực ly khai tại đông Ukraine, sau khi một máy bay Ukraine cũng bị hạ". Ông Bildt nhắc đến một chiếc phi cơ của quân đội Ukraine bị trúng đạn của phiến quân gần đây. 


Bộ Ngoại giao Anh cho biết đang kiểm tra xem có công dân nào của nước này trên máy bay hay không. "Chúng tôi đã nhận được các báo cáo và đang khẩn trương điều tra tình hình", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh nói.


Hãng hàng không Nga Transaero tuyên bố từ nay sẽ tránh khỏi không phận Ukraine vì an toàn của tất cả những chuyến bay trong tương lai.


Trong khi đó, Boeing, hãng sản xuất chiếc phi cơ gặp nạn, gửi lời chia buồn đến thân nhân những người xấu số.


"Tâm trí và những lời nguyện cầu của chúng tôi theo cùng những người đi trên chiếc MH17 cũng như gia đình và người thân của họ. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ (việc điều tra)", hãng này viết. 


Chiếc máy bay Boeing 777 chở 295 người của hàng không Malaysia Airlines bị rơi ở phía đông Ukraine hôm 17/7. Bộ Nội vụ Ukraine nói toàn bộ 280 hành khách và 15 thành viên tổ bay đều thiệt mạng. 


Giới chức Ukraine nghi máy bay bị bắn bằng tên lửa phòng không.


Đây là một ngày đau buồn không chỉ với những người thân của hành khách trên máy bay mà còn của cả đất nước Malaysia. Dù vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân nhưng dù là gì thì đây có thể nói là một hành động "khủng bố" nhằm vào một máy bay dân sự. Một tai nạn thảm khốc và chắc chắn nó sẽ còn để lại nỗi đau cho mọi người rất lâu về sau.

Năm Ảo

Siêu bão Neoguri sắp đổ bộ vào Nhật Bản

7:36 AM |
Một cơn bão với sức gió lên đến 250 km/h sắp đổ bộ vào đất liền Nhật Bản. Cơn bão này có tên là Neoguri và được xem là cơn bão mạnh nhất trong vòng 15 năm trở lại đây, nó sẽ đổ bộ vào 2 quần đảo Okinawa và Miyako. Với sức mạnh khủng khiếp của cơn bão này thì hiện tại chính quyền đã thực hiện những biện pháp an toàn nhằm tránh thiệt hại về người và của có thể xảy ra. Chi tiết blog tin tức Ảo Thiết xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản hôm nay ban hành mức cảnh báo cao nhất, khuyến cáo hơn 100.000 người sơ tán khi cơn bão Neoguri sắp tràn vào quần đảo Okinawa và Miyako.

bao2-5424-1404787068

Hình ảnh vệ tinh của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ cho thấy cường độ của bão Neoguri đang hướng tới Nhật. Ảnh: WSJ


Mức cảnh báo cao nhất được Nhật Bản đưa ra khi cơn bão được coi là mạnh nhất trong 15 năm qua sắp đổ bộ với sức gió lên đến 250 km/h.


"Đây là một tình huống đặc biệt, khi mối nguy hiểm nghiêm trọng sắp đến", Reuters dẫn lời một quan chức cơ quan Khí tượng Nhật Bản nói tại cuộc họp báo đêm qua.


Keiji Furuya, bộ trưởng chịu trách nhiệm xử lý thảm họa, kêu gọi tất cả những người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương có liên quan ban hành cảnh báo sơ tán và không ngại khi quá thận trọng. Tại khu vực tây nam Nhật, gần 7.000 hộ dân bị cắt điện và các nhà máy lọc dầu cũng ngừng hoạt động.


Theo AFP, thành phố Miyako đã yêu cầu tất cả người dân trên đảo di chuyển đến những nơi như các trung tâm cộng đồng và các tòa nhà của chính quyền địa phương vào 22h tối nay.


Ông Satoshi Ebihara, giám đốc cơ quan dự báo thời tiết của Nhật cho hay khu vực trung tâm của Miyako có nguy cơ bị thiệt hại nặng do gió và những cơn sóng dữ dội. Mọi người được khuyến cáo không ra khỏi nhà. Sóng có thể cao đến 14 m và được so sánh với thảm họa sóng thần hồi năm 2011. 


ban-do1-9830-1404719670-1754-1404785561


Đường đi dự kiến của bão Neoguri. Đồ họa: AFP


Các sĩ quan tại Kadena, Okinawa, căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ tại Thái Bình Dương, cũng sơ tán một số máy bay và nhấn mạnh cơn bão này có thể gây chết chóc. 


Vào lúc 6h sáng naycơn bão cách xa Okinawa khoảng 300 km về phía tây nam. Dự kiến khi đổ bộ vào Nhật vào ngày mai, cơn bão có thể ảnh hưởng tới khu vực trong bán kính 500 km. Hôm qua, tại Kyushu, gần Tokyo và Osaka, có mưa lớn, các quan chức cảnh báo có lũ lụt và lở đất. 


Nhật Bản hứng chịu khoảng hai đến 4 cơn bão mỗi năm. Những cơn bão mạnh chủ yếu rơi vào tháng 7.


Chúng ta có thể thấy được đường đi cũng như sức mạnh của cơn bão này mạnh như thế nào. Chắc chắn khi đổ bộ vào đất liền nó sẽ gây thiệt hại rất nhiều về vật chất cho người dân. Với tình trạng khí hậu toàn cầu đang dần nóng lên thì những cơn bão như thế này có thể sẽ xuất hiện nhiều trong thời gian tới.


Năm Ảo


Người Việt thể hiện lòng yêu nước ở Hồng Kông

3:14 AM |
Tình hình biển Đông hiện nay đang khá căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa. Chúng ta vẫn kiên cường đấu tranh trước sự ngang ngược và lộng hành từ phía Trung Quốc, từ các cấp Nhà nước cho đến toàn bộ người dân và cả kiều bào ta ở nước ngoài. Tiêu biểu là tại Hồng Kông, hơn 40 người Việt đang làm việc và sinh sống tại đó đã có một cuộc biểu tình nhằm phản đối những tuyên bố sai lệch của Trung Quốc cũng như khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Chi tiết bài viết trên Vnexpress, blog tin tức Ảo Thiết xin trích lại chi tiết như sau:

Hàng chục người Việt sống ở Hong Kong hôm qua biểu tình phản đối những tuyên bố chủ quyền hống hách của Trung Quốc, trong khi tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada tổ chức quyên góp hướng về Biển Đông.
Theo South China Morning Post, khoảng 40 người Việt hôm qua mặc trang phục quân nhân và áo dài truyền thống Việt Nam biểu tình từ trụ sở chính quyền Hong Kong tới tòa nhà Tài nguyên Trung Quốc ở khu Wan Chai. 

Họ mang theo cờ, chân dung của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và biểu ngữ với dòng chữ như: "Trung Quốc, ngừng đe dọa cảnh sát biển Việt Nam" và "Hoàng Sa là của Việt Nam". Họ cũng phát quốc ca và những giai điệu yêu nước bằng những chiếc loa cầm tay. 

Người Việt tại Hong Kong hôm qua mặc trang phục truyền thống, biểu tình.

"Chúng tôi muốn nói với mọi người rằng các quần đảo là của Việt Nam", Annie Mo Pak-fung, một nhà tổ chức biểu tình, cũng là cư dân lâu năm ở Hong Kong, nói. Bà cho biết chính phủ Trung Quốc đang rất hống hách và khiêu khích, và tất cả những gì người Việt muốn là hòa bình.

Đây là lần thứ tư người Việt biểu tình chống Trung Quốc ở Hong Kong trong năm nay. Cuộc đầu tiên bắt đầu chuỗi biểu tình diễn ra hồi tháng 5, sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan tới vùng thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán Việt Nam.   

Trong diễn biến khác tại Canada, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Vancouver hôm 5/7 tổ chức buổi gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt, phát động đợt quyên góp nhằm ủng hộ lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư và bà con ngư dân đang bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

Tại buổi gặp gỡ, cán bộ Tổng Lãnh sự quán cập nhật các thông tin trên thực địa, trình chiếu một bộ phim tư liệu toàn cảnh việc Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam khi đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981. 

Tổng Lãnh sự quán phát động phong trào "Hướng về biển đảo thiêng liêng", kêu gọi bà con bằng mọi nguồn lực, chung tay góp sức bảo vệ biển đảo quê hương. Số tiền ban đầu quyên góp là 6.010 CAD và 49 USD, trong đó toàn thể cán bộ của Tổng Lãnh sự quán đóng góp một ngày lương. Đợt quyên góp sẽ kéo dài đến cuối tháng 7 và số tiền sẽ được chuyển về tận tay lực lượng cảnh sát biển cùng ngư dân Việt Nam.

Cũng nhân dịp này, Tổng Lãnh sự đã trao biên nhận và thư cảm ơn của Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển, cảm ơn số tiền 8.845 CAD mà bà con tại Vancouver quyên góp ngày 6/6

Qua những hành động thiết thực này, cộng đồng kiều bào đã thể hiện tình yêu thương quê hương đất nước dù họ ở bất cứ đâu.  Phía Trung Quốc có ngang ngược và hống hách đến đâu thì người dân Việt Nam vẫn luôn đoàn kết chung tay góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Năm Ảo

Trung Quốc và sự ủng hộ của quốc tế trong mắt chuyên gia

10:07 AM |

Không chỉ Việt Nam mà đến cả Trung Quốc đang sai quấy cũng ra sức tranh giành sự ủng hộ của các nước, trong mắt chuyên gia quan hệ quốc tế thì Trung Quốc đang thua đậm.


Khi nói đến việc Bắc Kinh cũng đang tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam với giàn khoan 981 thì chúng ta thấy có vẻ buồn cười và vô lý, song đó lại là sự thật mà nhà cầm quyền của Trung Quốc đang thực hiện, minh chứng cho điều đó là việc họ liên tục đưa tin sai sự thật, vu cáo Việt Nam, tung hỏa mù không chỉ với người dân nước họ mà với cả thế giới, mục đích chính vẫn là muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong vấn đề biển Đông.

Trung Quốc đang vấp phải nhiều sự phản đối và chỉ trích từ quốc tế
Trung Quốc đang vấp phải nhiều sự phản đối và chỉ trích từ quốc tế, trong khi Việt Nam đang dần được các nước lên tiếng bênh vực nhiều hơn.


Tuy nhiên, hành động phi nghĩa và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc không thể che đậy mãi và đã lộ rõ trước mắt bạn bè các quốc gia rằng Trung Quốc không là gì khác ngoài một việc đang là một kẻ to xác ức hiếp quốc gia nhỏ hơn, một Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng, đây cũng là nhận định của một chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế của Singapore trong bài viết Chuyên gia: 'Trung Quốc thua trong cuộc chiến giành ủng hộ của thế giới' mà hôm nay VnExpress đã đăng tải với nội dung như sau:

Những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông thể hiện hình ảnh của một kẻ bắt nạt, và điều đó khiến nước này đang thua trong cuộc chiến giành sự ủng hộ của công luận thế giới, một chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế Singapore nhận xét.

Ông Euan Graham từ Trường Nghiên cứu quan hệ quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, trả lời phỏng vấn của VnExpress về chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì tới Hà Nội và những diễn biến gần đây ở Biển Đông.

- Ông bình luận như thế nào về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm qua?

- Tôi không ngạc nhiên về việc cả hai bên đều giữ quan điểm của mình. Rõ ràng chuyến thăm của ông Dương không mang lại tiến triển đáng kể nào cho tình hình ở Biển Đông. Trung Quốc vẫn tỏ ra kiên quyết khi nói về hoạt động của giàn khoan 981 và yêu sách với Hoàng Sa.

Dường như Trung Quốc đang cố gắng lấy điểm trong mắt cộng đồng quốc tế sau khi hạ đặt giàn khoan. Chuyến thăm của ông Dương có thể chứng tỏ là Bắc Kinh vẫn cam kết đối thoại với Việt Nam ở một số cấp độ. Nhưng thực tế là hai bên không tìm được tiếng nói chung.

Tôi cho rằng quan hệ hai nước vẫn căng thẳng vì Trung Quốc không lùi bước ở Hoàng Sa. Việt Nam, đã nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc suốt từ 2012, cũng không thể nhượng bộ.

- Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện mà Philippines khởi xướng tại tòa án trọng tài quốc tế, nhưng lại gửi văn bản lên Liên Hợp Quốc để nói về việc họ đặt giàn khoan ở gần Hoàng Sa. Theo ông thì tại sao họ làm như vậy?

- Cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang tham gia một chiến dịch thuyết phục quốc tế về tuyên bố của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên tôi không nghĩ Liên Hợp Quốc có thể đứng ra làm trung gian hòa giải vì Trung Quốc đang là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.

Công ước về Luật biển năm 1982 đem lại cơ chế giải quyết tranh chấp hòa bình, nhưng Trung Quốc không bị buộc thực hiện nghĩa vụ theo phán quyết và họ cũng đã từ chối tham gia. Trung Quốc có thể muốn tiếp tục cách tiếp cận song phương vì cơ chế đó có lợi hơn cho việc thể hiện sức mạnh của họ. Điều đó giải thích một phần cho chuyến thăm Hà Nội của ông Dương Khiết Trì hôm qua.

- Ông có cho rằng Trung Quốc sẽ rút giàn khoan 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào giữa tháng 8 như họ công bố? Sau đó sẽ là gì?

- Trung Quốc không đề cập tới hạn chót hoạt động của giàn khoan. Điều đó mở ra khả năng rằng Trung Quốc sẽ duy trì giàn khoan nếu họ tìm thấy dầu khí. Tuy nhiên tôi tin giàn khoan 981 ở đó chủ yếu vì lý do chính trị hơn là lý do thương mại.

CNOOC có thể muốn rời giàn khoan này tới vị trí thuận lợi, gần với cơ sở hạ tầng ở duyên hải của Trung Quốc hơn. Nhưng giàn khoan không chỉ là tài sản thương mại. Với chính phủ Trung Quốc, nó là tài sản di động của nhà nước.

- Tại Trường Sa, Trung Quốc được cho là đang thực hiện một loạt hành động mang tính thay đổi hiện trạng và dự kiến có thể xây dựng đường băng, căn cứ quân sự….Việc này có hệ quả gì?

- Việc khai hoang và xây dựng của Trung Quốc đại lục và Đài Loan là một chỉ dấu nghiêm trọng về lâu dài với Biển Đông, nghiêm trọng hơn cả việc đặt giàn khoan dầu.

Hành động này rõ ràng vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), mà Trung Quốc đã ký với ASEAN. Nó cũng khiến triển vọng hoàn tất bộ Quy tắc ứng xử (COC) trở nên khó khăn hơn.

Trung Quốc có vẻ như đang vội vàng đẩy mạnh quyền kiểm soát có hạn của họ tại Trường Sa trước khi vụ kiện của Philippines được tòa án trọng tài phân xử.

Bằng cách xây dựng đường băng trên một hoặc nhiều thực thể mà họ chiếm giữ, Trung Quốc sẽ có độ phủ tốt hơn trên không ở Biển Đông, nhờ đó thuận tiện hơn trong việc tuyên bố Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở đây trong tương lai.

- Nhìn vào căng thẳng hiện nay ở Biển Đông, ông thấy những điểm yếu nào trong lập luận của Trung Quốc?

- Trung Quốc đang thua trong cuộc chiến giành sự ủng hộ của thế giới, khi những hành động gần đây của họ thể hiện, theo đúng nghĩa đen, hình ảnh của một kẻ bắt nạt.

Trung Quốc dường như đã chuẩn bị trước để chấp nhận điều này, coi đó là cái giá về chính trị để trả cho hai điều. Một, về dài hạn, là chuẩn bị cho các mục tiêu của họ bên trong đường chín đoạn. Hai, về ngắn hạn, là thực hiện nhu cầu củng cố các vị trí ở khu vực đó trước khi tòa án trọng tài xử lý vụ kiện của Philippines, và tranh thủ lúc Mỹ đang bận tâm tới các cuộc khủng hoảng khác.

Cần lưu ý rằng trong tài liệu gửi Liên Hợp Quốc, Trung Quốc có kèm cả một bản đồ các hoạt động thương mại của Công ty dầu khi Hải Dương cùng giàn khoan 981. Như vậy rõ ràng yêu sách chủ quyền của họ không chỉ với Hoàng Sa mà toàn bộ phần bên trong đường 9 đoạn.

Làm sao mà nhà cầm quyền Trung Quốc có thể giành được sự ủng hộ của quốc tế khi họ đang rõ ràng vi phạm luật pháp quốc tế? Xâm phạm và cố ý gây hấn với các nước bé hơn với yêu sách không chỉ vô lý mà còn cực kỳ tham lam khi muốn ôm trọn cả vùng biển Asean trong tay? Đây là thời đại phong kiến ư? Giấc mộng bá quyền dựa vào vũ lực của Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt.

Tư Thiết