Apple 'ăn gạch' khi camera sau của iPhone 6 Plus bị lỗi

3:01 AM |

Apple được thêm một phen 'ăn gạch' của cư dân mạng và các anti iFan khi camera sau của iPhone 6 Plus bị lỗi rung hình khi chụp, không thể lấy nét.


Lỗi này không xuất hiện trên toàn bộ mọi chiếc iPhone 6 Plus, tuy nhiên nó hiện hữu ở không ít máy và được người dùng phản ánh lại cho Apple, các tờ báo lớn về công nghệ đều đã đăng tải lại tin tức này. Về phía người dùng mà nói thì lỗi camera này của iPhone 6 Plus thật sự rất ức chế bởi chụp hình là một trong những chức năng được sử dụng nhiều nhất trên smartphone, phía anti iFan thì liên tục "ném gạch" chiếc điện thoại iPhone thế hệ mới này, còn những iFan thì gần như im lặng, giới chuyên gia nghi ngờ do hệ thống chống rung quang học của máy "giở trò".

Để hiểu rõ hơn, có thể đọc qua bài iPhone 6 Plus gặp vấn đề với camera sau trên trang Số Hóa với nội dung như sau:

Máy ảnh trên một số phablet của Apple bị rung hình, không thể lấy nét ngay cả khi chụp ảnh tĩnh; nguyên nhân có thể do hệ thống chống rung quang học (OIS).

Bộ đôi iPhone 6 được đánh giá cao ở khả năng chụp hình trong đó iPhone 6 Plus ấn tượng hơn khi sở hữu hệ thống chống rung quang học. Tuy nhiên, trang bị mới cũng khiến phablet đầu tiên của Apple gặp vấn đề về camera sau sự cố dễ bị biến dạng hay lỗi bộ nhớ.

iPhone 6 Plus gặp vấn đề với camera sau.

Báo cáo của Business Insider cho biết, một số người dùng iPhone 6 Plus đã gặp vấn đề với máy ảnh sau khi camera không thể lấy nét, hình ảnh bị rung, mờ ngay cả khi chụp hình tĩnh. Trên diễn đàn hỗ trợ của Apple, vài khách hàng khác nói rằng họ cũng gặp tình trạng tương tự.

Để kiểm tra sự cố trên không phải do lỗi phần mềm, người dùng này cho biết iPhone 6 Plus của ông đã tắt các ứng dụng khác, chỉ mở trình camera mặc định. Ngoài ra thiết bị này còn được xóa toàn bộ dữ liệu, thậm chí là cài mới hoàn toàn bản iOS 8.1 mới nhất. Tình trạng này vẫn xuất hiện khi dùng với trình camera do bên thứ ba phát triển.

Ảnh chụp bằng iPhone 6 Plus bị lỗi camera.

Một khách hàng cho biết: “Tôi đã mang thiết bị của mình đến Apple Store để sửa chữa và được thay mới camera. Máy hiện hoạt động tốt nhưng một người bạn của tôi tiếp tục gặp vấn đề này. Dường như sự cố trên do hệ thống chống rung quang học trên iPhone 6 Plus bị hỏng”.

Người dùng khác còn đăng tải video mô tả vấn đề camera gặp phải. Ông nói rằng đã nghe thấy “những âm thanh như tiếng click chuột bên trong điện thoại khi sử dụng máy ảnh”. Một số chuyên gia cũng nhận định, tính năng OIS là nguyên nhân khiến iPhone 6 Plus gặp hiện tượng trên. Như thông lệ, Apple không đưa ra giải thích về vấn đề này.

Với những ai chưa rõ thì mình xin nói lại một chút rằng iPhone 6 Plus được biết đến như là một phiên bản tinh giảm của iPhone 6 để có mức giá mềm hơn, giúp nhiều người muốn dùng điện thoại iPhone có cơ hội thỏa mãn sở thích ấy, nói cách khác thì chất lượng iPhone 6 Plus kém hơn chuẩn thường của Apple làm cho dòng iPhone.
Huyễn Thiết

Xiaomi sản xuất smartphone lớn thứ ba sau Apple và Samsung

8:43 AM |

Theo thông tin vừa được khảo sát và công bố từ một nguồn uy tín quốc tế thì hãng Xiaomi đã nhanh chóng vươn lên thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Samsung và Apple.


Theo như báo chí đưa tin thì tính tới nay Xiaomi chỉ mới thành lập có bốn năm, nhưng lượng smartphone giá rẻ mà hãng này xuất xưởng và bán ra thị trường thế giới là cực lớn, doanh số vẫn đang tăng một cách chóng mặt. Hiện tại ở Việt Nam chưa nhiều người mua dùng điện thoại Xiaomi nhưng với hướng đi tập trung chiếm lĩnh phân khúc tầm trung trở xuống thì Xiaomi đang làm chủ nhiều thị trường có dân số thuộc hàng khủng của thế giới.

Để biết rõ hơn về chuyện Xiaomi trở thành thế lực lớn đang đuổi sát chân Apple và Samsung ra sao thì bài Xiaomi trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới của VnExpress đăng sẽ cung cấp nhiều thông tin có ích như sau:

Chỉ sau bốn năm thành lập, nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi đến từ Trung Quốc đã vươn lên trở thành thế lực mới, xếp ngay sau Apple và Samsung.

Báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường iSuppli HIS cho biết, Xiaomi đã bán được 19 triệu smartphone trong quý III năm nay. Điều này đã giúp hãng vươn lên chiếm vị trí thứ ba từ “người đồng hương” khi mà Huawei bán được 16,8 triệu máy. Cạnh tranh trong “top 3” còn cũng có đại diện khác đến từ Trung Quốc là Lenovo và LG, công ty có trụ sở chính tại Hàn Quốc.

Mi4, một mẫu smartphone cao cấp của Xiaomi. Ảnh: Tuấn Hưng.

Xiaomi được thành lập năm 2010 với mục tiêu ban đầu tập trung vào phát triển phần mềm cho Android. Công ty đã xây dựng nền tảng MIUI giúp các smatphone chạy hệ điều hành của Google có giao diện và một số tính năng tương tự iPhone. Khi hãng tham gia sản xuất phần cứng, Xiaomi được ví như “Apple của Trung Quốc” nhờ những bước tiến mà hãng nhanh chóng đạt được. Tại quê hương của mình, Xiaomi đã đánh bật cả Apple và Samsung trong mảng smartphone.

Xiaomi thường được biết đến khi bán ra hàng chục nghìn smartphone chỉ trong vài phút. Trong năm 2012, nhà sản xuất Trung Quốc này đã phát hành 5,7 triệu máy, nhảy vọt lên 18,7 triệu sản phẩm một năm sau đó. Trong quý đầu tiên năm nay, Xiaomi đã bán tới 11 triệu sản phẩm, quý hai là 15,1 triệu máy trong đó dự đoán có tới 14,6 triệu thiết bị tại “quê nhà”. Đáng lưu ý hơn khi Xiaomi vẫn đang ở “sân chơi nhỏ” khi mới chủ yếu bán ra tại Trung Quốc, Ấn Độ hay Singapore.

Thành công của Xiaomi được ví như chuyện cổ tích của làng điện thoại di động. Dù vậy nhà sản xuất Trung Quốc này cũng có không ít lùm xùm xung quanh vấn đề bảo mật, quyền riêng tư của khách hàng cùng nhiều cáo buộc trong vấn đề bản quyền. Phó chủ tịch Apple từng gây xôn xao khi tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp với tạp chí Vanity Fair tại San Francisco (Mỹ), trong đó ông gọi các công ty như Xiaomi chỉ là kẻ lười biếng khi ăn cắp ý tưởng thiết kế của Apple để sản xuất ra những mẫu điện thoại giống iPhone cả về ngoại hình lẫn giao diện người dùng.

Thành công của hãng Xiaomi đã rõ ràng, có điều tai tiếng và nghi vấn xung quanh cũng chẳng ít, ở thị trường di động Việt Nam đang còn rất nghi kỵ đồ Trung Quốc thì khó nói được điều gì về bước tiến của thương hiệu này, theo đánh giá trong nước thì Xiaomi cũng có chuyện nhái lại kiểu mẫu của vài smartphone nổi tiếng thuộc các thương hiệu khác, hiện tại thì chưa thấy Xiaomi phất được ở nước ta.
Huyễn Thiết

Xiaomi dần chiếm lĩnh thị trường smartphone Trung Quốc

7:54 AM |
Tại thị trường Trung Quốc thì thương hiệu của Apple vẫn là một thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn và luôn nằm trong top đầu các nhà sản xuất có thị phần lớn tại đây. Tuy nhiên, trong một khảo sát mới nhất từ Kantar thì hãng Xiaomi đã vượt qua mặt quả táo khuyết để chiếm vị trí này. Dù có điểm xuất phát chậm hơn nhiều nhưng sự thăng tiến chóng mặt của thương hiệu Trung Quốc này là rất đáng nể, có thể thấy tương lai nó sẽ còn phát triển rất mạnh nữa. Chi tiết blog tin tức Ảo Thiết xin trích từ Vnexpress.net như sau:
5 tháng đầu năm 2014, Xiaomi chiếm 21% lượng smartphone bán ra tại Trung Quốc, xếp ngay sau Samsung với 23% và đứng trên thị phần 16% của Apple.

Dù mới ra mắt mẫu điện thoại thông minh đầu tiên vào năm 2011 nhưng Xiaomi đã có nhiều bước tiến đáng kể. Nhà sản xuất Trung Quốc được biết đến như “bản sao” của Apple đã nhanh chóng vươn lên và giữ vững vị trí thứ hai tại thị trường nội địa, báo cáo của Kantar cho biết.

Thống kê giá trị smartphone bán ra từ đầu năm đến 5/2014 tại Trung Quốc.

Công ty nghiên cứu thị trường trên cho hay, lượng người dùng nâng cấp từ điện thoại phổ thông lên smartphone đã thúc đẩy hoạt động bán hàng của Xiaomi nhưng phần lớn thương hiệu Trung Quốc được bán cho người đã sở hữu điện thoại thông minh. Khảo sát từ đầu năm đến 5/2014, gần 70% khách hàng của Xiaomi trước đó đã trang bị smartphone và 20% người dùng sở hữu trên một mẫu điện thoại của Xiaomi.

Mặc dù vị trí thứ 2 của Apple bị Xiaomi vượt qua nhưng doanh số của “Táo Khuyết” không bị ảnh hưởng tại Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết, định vị sản phẩm của Xiaomi và Apple là hoàn toàn khác nhau và chỉ có dưới 5% người dùng iPhone chuyển sang smartphone của Xiaomi.

Các thương hiệu smartphone Trung Quốc khác và Samsung là đối tượng để mất khách hàng vào tay Xiaomi. Báo cáo chỉ ra rằng, 17% người dùng bỏ thương hiệu Hàn Quốc và 21% người dùng thuộc 5 nhà sản xuất nội địa (Huawei, ZTE, Lenovo, Coolpad, Oppo) chuyển sang Xiaomi. Công ty phân tích đưa ra dự đoán, Xiaomi có thể sớm trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc.

Nghiên cứu thị trường 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất quý II/2014 của IDC.

Tại thị trường toàn cầu, báo cáo được IDC đưa ra cuối tháng 7 cho biết, doanh số bán smartphone quý II/2014 tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điện thoại thông minh đang dần thay thế điện thoại cơ bản với lượng smartphone bán ra kỷ lục đạt 295,3 triệu máy. Các nhà sản xuất Trung Quốc được cho là nhân tố thúc đẩy doanh số smartphone đồng thời cũng khiến Apple và Samsung tăng trưởng chậm lại.

Trong 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, cả ba thương hiệu Samsung, Apple và LG đều có tăng trưởng dưới mức trung bình chung. Samsung tiếp tục là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới song đại diện Hàn Quốc đã tăng trưởng âm 3,9% trong nửa đầu năm 2014 kéo theo sụt giảm thị phần còn 25% so với 32% cùng kỳ năm ngoái. Lượng iPhone bán ra tăng chậm khiến thị phần Apple sụt 1%. Mặc dù có tăng trưởng gần 20% song thị phần của LG không có gì thay đổi.

Thị trường smartphone chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng của các nhà sản xuất Trung Quốc. Huawei đã bán ra 20 triệu thiết bị trong nửa đầu năm 2014, gần gấp đôi sản lượng cùng kỳ năm trước. Thị phần của hãng cũng tăng từ 4,3% lên 6,9% với mức tăng trưởng đạt 95%. Nhà sản xuất Trung Quốc khác là Lenovo cũng có tiến triển khá, đạt 38% mặc dù hãng chịu sức ép rất nhiều từ chính những công ty nội địa.

Các công ty Trung Quốc đặc biệt là sự thành công của Xiaomi được ví như câu chuyện cổ tích trong làng điện thoại di động. Nhà sản xuất Xiaomi được biết đến với những sản phẩm "chịu ảnh hưởng" bởi Apple và bán hết sạch chỉ sau vài phút cho đặt hàng. Tuy nhiên điện thoại của hãng đang bị nghi ngờ cài đặt phần mềm gián điệp.

Việc tăng trướng này của Xiaomi hứa hẹn thương hiệu này sẽ sớm vượt mặt Samsung tại thị trường Trung Quốc trong thời gian ngắn nữa mà thôi. Đây cũng là hãng điện thoại lập nhiều kỷ lục về thời gian bán ra smartphone của mình. Ngoài ra ở những thị trường khác nó cũng đã đánh dấu sự xuất hiện của mình. Tiêu biểu là một số dòng sản phẩm xách tay của Xiaomi được bán tại Việt Nam và gần đây nhất là vụ "lùm xùm" về cáo buộc điện thoại của hãng này âm thầm đánh cắp thông tin người dùng.
Năm Ảo

Apple đang "xâm chiếm" thị trường Việt Nam

7:26 AM |
Trên thị trường công nghệ, Apple vẫn đang là một thương hiệu vô cùng nổi tiếng và có sức ảnh hưởng rất lớn. Nhưng hiện nay những ông lớn công nghệ khác cũng đang từng ngày thay đổi để cạnh tranh với Apple, đặc biệt là nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc - Samsung. Và một thị trường tiềm năng rất lớn vẫn chưa được đầu tư đúng mức, đó chính là thị trường tại Đông Nam Á nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Nhận thấy được điều này nên quãng thời gian gần đây, Apple đã có kế hoạch chiếm lĩnh thị phần ở nước ta. Chi tiết blog tin tức Ảo Thiết xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Bích Ngọc kiếm được dưới 60 USD (1,2 triệu đồng) mỗi tuần và vừa sinh con nhỏ, nhưng cô vẫn lấy tiền tiết kiệm 4 tháng mua chiếc iPhone mới nhất để gây ấn tượng với những đồng nghiệp dùng đời cũ hơn.

"Tôi thích iPhone vì nó nhỏ, nhẹ và tinh tế. Ai nhìn cũng có vẻ ghen tị", Ngọc - kế toán 24 tuổi tại Hà Nội cho biết.


Những khách hàng như cô là lý do Apple đang tập trung vào thị trường Việt Nam và cả Đông Nam Á để cạnh tranh với Samsung. Những người này sẵn sàng chi vài tháng tiền lương để mua một chiếc iPhone hoặc iPad. Apple cũng đang hợp tác với FPT - hãng công nghệ niêm yết lớn nhất Việt Nam, để mở thêm nhiều cửa hàng tại các thành phố lớn.


"Một trong các chiến dịch lớn nhất của Google đang diễn ra tại Đông Nam Á. Nếu nhìn vào các con số, anh sẽ thấy Android đã vượt Apple về số smartphone và đang tiến xa trong mảng máy tính bảng", Tim Bajarin - Chủ tịch hãng tư vấn công nghệ Creative Strategies cho biết.












iPhone-4982-1405487700

Apple đang hướng tới thị trường Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: AFP



Các smartphone chạy hệ điều hành Android của Google hiện chiếm 78% thị phần toàn cầu, tăng 66% so với năm 2012, theo hãng nghiên cứu Gartner. Iphone của Apple xếp nhì với 16%, giảm so với 19% trước đó. Thị phần máy tính bảng của Apple cũng giảm từ 53% xuống 36% năm ngoái. Trong khi số liệu này của Samsung lại tăng hơn gấp đôi lên 19%.


Động thái tấn công vào thị trường Đông Nam Á diễn ra sau khi Apple tuyên bố hợp tác với IBM nhằm mở rộng công nghệ điện thoại sang phân khúc khách hàng doanh nghiệp, với các phần mềm dành riêng cho doanh nghiệp được trang bị trên iPhone và iPad. Apple dự định hợp tác với IBM trong các mảng phân tích dữ liệu, công nghệ đám mây và di động.


Các sản phẩm của Apple rất phổ biến tại Việt Nam - nơi giới trẻ rất chuộng thương hiệu, ông Nguyễn Lâm - Giám đốc IDC Việt Nam cho biết. Ông dự đoán số smartphone bán ra tại Việt Nam sẽ tăng 56% lên 12 triệu chiếc năm nay. Apple cũng sẽ có phần kha khá từ đó. "Có rất nhiều thương hiệu giá rẻ, nhưng đây mới là sản phẩm thể hiện địa vị xã hội và gu thời trang", ông cho biết.


Doanh số iPhone tại Việt Nam đã tăng hơn gấp 3 nửa đầu tài khóa này, CEO Tim Cook cho biết cuối tháng 4. Năm 2012, FPT cũng cho xây dựng các cửa hàng F.Studio phỏng theo đại lý của Apple tại các nước phát triển với các nhân viên nói tiếng Anh được chính Apple đào tạo.


Vương Hà - một khách hàng cho biết: "Ở đây, tôi có thể tin tưởng vào chất lượng và còn được nhân viên hỗ trợ. Tôi không dám cầm từng này tiền đi mua iPhone ở chỗ khác". Cô đã hoãn mua điện thoại cho đến khi F.Studio đầu tiên mở cửa tại Hà Nội, do sợ mua phải hàng giả.


Là nhà đối tác bán lẻ cấp cao (premium reseller) của Apple tại Việt Nam, FPT được quyền phối nhiều sản phẩm, từ iPod đến iPhone. CEO FPT - ông Bùi Quang Ngọc cho biết trên Bloomberg rằng trong nhiều năm trước, Apple từng từ chối hợp tác với FPT. Vì vậy, "khi họ bắt đầu chú ý đến Việt Nam, đây đúng là sự thay đổi đáng kể. Đông Nam Á là một thị trường lớn", ông nói.


"Chúng tôi từng hợp tác với nhiều công ty, như Oracle, IBM, HP, Nokia, Samsung, Motorola. Nhưng Apple rất đặc biệt. Họ khắt khe và không dễ làm việc", ông cho biết. Trước khi được nhận vào F.Studio, các nhân viên sẽ phải trải qua nhiều cuộc phỏng vấn và kỳ huấn luyện tăng cường từ các giám sát viên FPT được đào tạo bởi Apple.


Việc này sẽ giúp Apple kiểm soát chặt chẽ thương hiệu của họ, Matthew Crabbe – Giám đốc Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương tại Mintel cho biết.


Apple cũng đang tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á khi hợp tác với các chuỗi cửa hàng tại Malaysia và Thái Lan. 26% doanh thu quý I của Apple đến từ châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, 20% là đóng góp của Trung Quốc.


Theo Crabble, cuộc chiến giành khách hàng của Apple đã chuyển trọng tâm sang Đông Nam Á. Đầu năm nay, Indonesia đã chấp thuận đề nghị mở cửa hàng đầu tiên của Apple trong khu vực.


"Trung Quốc là một thị trường lớn, nhưng cạnh tranh rất cao và cũng đã bão hòa rồi. Đông Nam Á có lực lượng người tiêu dùng tiềm năng hơn. Apple hiểu rõ một khi đã muốn tấn công, thì phải làm thật nhanh. Họ sẽ phải xây dựng bản thân, kết nối với khách hàng. Mọi thứ đang được tiến hành rất tốc độ", Crabble cho biết.


Đây có lẽ là một hướng đi rất đúng đắn của Apple vì thị trường Việt Nam là thị trường rất tiềm năng và đặc biệt là thương hiệu của quả táo khuyết có sức hấp dẫn rất lớn với người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập khá. Trong thời gian sắp tới, chắc chắn sẽ có một cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và chúng ta hãy cùng chờ xem ai là người chiến thắng nhé.

Năm Ảo