Thông tin thi công màng chống thấm HDPE chuẩn lấy ở đâu?

2:13 AM |
Còn nhiều thắc mắc hoặc rối mắt với đủ loại thông tin về thi công màng chống thấm HDPE trên mạng, muốn nắm được nội dung chuẩn trong thực tế nhưng không biết lấy ở đâu?

Nhiều năm trước, khi hoạt động thi công màng HDPE còn nhỏ lẻ, ít nơi cung cấp, thì thông tin lại hiếm hoặc không đầy đủ. Bước sang năm 2020, chỗ nhận thi công màng chống thấm HDPE đã nhiều hơn trước, nhưng lại thấy thông tin tra trên mạng lại quá nhiều gây nhiễu, khiến ta không rõ đâu đúng đâu sai? Ở đâu làm chuẩn chỗ nào chất lượng?

1. Mô tả thi công màng chống thấm HDPE trên mạng internet


Nghe có vẻ hơi lúa nhưng đa phần những người làm trong lĩnh vực này lại rất ít hiểu biết về công nghệ máy tính hoặc internet. Vì thế, nội dung thi công màng chống thấm HDPE đăng trên website của họ khá là sơ sài, trình bày không rõ ràng. Ngoài ra, vì một số nguyên nhân khác mà nhiều phần trong đó cũng không được trình bày công khai.

Công trình thi công màng chống thấm HDPE ngoại thành

a. Dự án thi công màng chống thấm HDPE có tính tùy biến


Tương ứng với mục đích sử dụng của khách hàng là gì thì nhà thầu sẽ tiến hành thiết kế và xây dựng dự án cho phù hợp. Sau đó, khi khách đã duyệt thì mới thi công màng chống thấm HDPE theo kế hoạch đó. Ví dụ nhưng khách là chủ trang trại chăn nuôi sẽ cần làm hầm biogas HDPE, rồi coi quy mô cỡ bao nhiêu đầu heo mà tính ra lượng chất thải, mới coi thiết kế công trình to cỡ nào để đáp ứng tốt?

Hoặc giả gặp khách hàng là chủ vườn cây ăn trái cực rộng, cần làm ao hồ chứa nước dự trữ tưới tiêu. Khi đó, nhà thầu sẽ tính xem dư địa thực tế còn bao nhiêu và xây ao hồ to được cỡ nào, lượng màng HDPE cần dùng ra sao? Trước khi thi công màng chống thấm HDPE hầu như đều phải khảo sát rồi đánh giá, tới lên kế hoạch và ký kết xong mới tiến hành. Vì thế, cũng rất khó để nói đúng nhu cầu cũng như công trình cụ thể cho từng trường hợp trên không gian mạng.

=> Nhận định về thay đổi trong mùa dịch covid-19 thì tantre.com đã chia sẻ như sau: Việc thi công màng chống thấm HDPE có bị dịch covid-19 ảnh hưởng?

b. Thông tin thi công màng chống thấm HDPE chung chung


Nếu bạn đã đi tra cứu qua vài website của các nơi cung cấp dịch vụ thi công màng HDPE hẳn sẽ thấy nội dung các nơi đó có một điểm chung, đó là thông tin đều rất chung chung, chủ yếu nói về khả năng của vật liệu HDPE như có thể làm được công trình gì? Tồn tại được bao nhiêu năm? Khảo sát sơ bộ sẽ tiến hành ra sao? Thông số kỹ thuật thế nào? Những dự án tiêu biểu mà họ đã từng đảm nhiệm và hoàn thành,...tóm lại là không sát với nhu cầu của bạn đang cần tư vấn.

Cũng vì thế, cuối bài viết về thi công màng chống thấm HDPE của họ đều có gợi ý khách hàng hãy liên hệ với họ theo thông tin liên lạc riêng, từ đó mới tư vấn sát theo nhu cầu của mỗi người mỗi doanh nghiệp. Điều này cũng khó trách, nhưng hãy lưu ý rằng trình bày có vụng về nhưng không thể mập mờ thông tin, đặc biệt là phần nói rõ họ là ai? Ngoài ra, các bước cơ bản khi thi công màng HDPE được coi là bất di bất dịch như khảo sát địa hình, san lấp mặt bằng, hàn nối màng HDPE,...cũng cần phải được nói đến.

=> Nói về việc đánh giá chất lượng dựa theo bề ngoài thì thuanda.com đã chia sẻ như sau: Đánh giá thi công màng chống thấm HDPE đẹp xấu có quan trọng?

2. Thi công màng chống thấm HDPE ra sao nên tra sau


Một sai lầm mà rất nhiều người mắc phải, đó là cứ chăm chăm đi xem hết chỗ này đến chỗ khác về nội dung thi công màng chống thấm HDPE ra sao? Các bước thế nào?...Mà quên rằng phải coi ai đang trình bày, điều họ nói đáng tin được mấy phần?

Dự án thi công màng chống thấm HDPE ở một khu công nghiệp

a. Nơi trình bày về thi công màng chống thấm HDPE là ai?


Hầu hết những website có thông tin về phần này đều thuộc về những đơn vị cung cấp dịch vụ thi công màng chống thấm HDPE, nhưng ở đâu cũng có hàng tốt hàng xấu, chất lượng cao thấp khác nhau, đây cũng vậy. Giữa các nhà thầu cũng có chỗ dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ chuyên nghiệp, vật liệu đầy đủ sẵn dùng, còn chỗ thì kinh nghiệm ít, ký kết xong phải chờ họ nhập hàng khá lâu,...chất lượng vật liệu hiếm khi thấy kém, riêng tay nghề thì nhiều thứ phải bàn.

Cũng dựa trên những yếu tố như vậy mà thông tin chi tiết về thi công màng chống thấm HDPE trên các website cũng khác nhau, chỗ ghi chi tiết đầy đủ, chỗ sơ sài thiếu sót. Một điều bạn cần nhớ, đó là dù lủng củng vụng về trong việc mô tả ra sao đi chăng nữa thì nơi tốt luôn trích dẫn những dự án họ từng làm, số năm họ từng hoạt động,...đều là những thứ nói lên khả năng cực tốt của họ nên không thể không có. Đây chính là điểm phân biệt giữa chỗ dày dặn với chỗ non tay.

=> Nói về nhận định năng lực thì luutro.com có chia sẻ thế này: Quy mô thi công màng chống thấm HDPE phản ánh năng lực nhà thầu.

b. Nội dung thi công màng chống thấm HDPE quá lan man


Ở phía trên tôi cũng đã nói qua về việc khó có thể mô tả chi tiết khâu thi công màng HDPE cho từng trường hợp vì mục đích mỗi khách mỗi khác. Vì vậy, khi thấy ở đâu để thông tin quá lan man, kể lể quá nhiều nhưng lại bỏ sót các phần quan trọng như số năm kinh nghiệm thật sự, các dự án trọng điểm từng làm, các đối tác uy tín họ từng phục vụ (cơ quan chính quyền, doanh nghiệp lớn top đầu,...) thì nên tra kỹ lại lý lịch của họ để đánh giá đúng hơn.

Thống kê cho thấy, những chỗ có năng lực thật sự, họ không dông dài mà chỉ nói ngắn gọn xúc tích, tập trung vào những thứ như dự án đáng kể họ từng làm, hình ảnh thực tế của chúng trong quá khứ chứng minh họ đã tham gia. Bên cạnh đó, thông tin cụ thể về nhà thầu cũng như đối tác uy tín giúp chứng thực năng lực của họ cũng sẽ được công khai rõ ràng cho khách tiện tra cứu thẩm định.

Ngoài ra, một số nguồn tin như tạp chí khoa học, thông tin truyền thông của cơ quan nhà nước cũng có đưa tin về hoạt động thi công màng chống thấm HDPE, chúng ta có thể tham khảo thêm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nội dung này mang tính xác nhận hiệu quả của thành phẩm là chính, còn về các bước chi tiết làm thế nào cho từng công trình thì sẽ không có, vẫn cần tư vấn của bên thầu nhé!

=> Bàn về điều kiện tiến hành thì trithoi.com có nhận định thế này: Điều kiện thi công màng chống thấm HDPE rất ít nhưng phải chuẩn.

3. Chuẩn thi công màng chống thấm HDPE ra sao?


Thật sự thì không có quy chuẩn rõ ràng trong lĩnh vực này, hoạt động thi công màng HDPE đều phụ thuộc vào tay nghề của các đội thi công là chính. Đây cũng là lý do tôi vẫn luôn nhấn mạnh về năng lực của nhà thầu chứ không phải các bước tiến hành ra sao. Chọn được nhà thầu mạnh, nhiều năm kinh nghiệm sẽ cho kết quá thi công tốt hơn.

Dự án thi công màng chống thấm HDPE với quy mô cực lớn

a. Số năm thi công màng chống thấm HDPE quan trọng hơn cả


Thật vậy, khác với nhiều ngành nghề khác cần có trụ sở hay văn phòng hoặc cửa hàng bề thế để tăng độ tín nhiệm của khách, lĩnh vực thi công màng chống thấm HDPE thì dựa vào số năm hoạt động hoặc số dự án từng đảm nhận để nói lên khả năng. Trên thực tế, khá nhiều nhà thầu gần như không có văn phòng riêng chứ đừng nói trụ sở công ty, họ thường lấy địa chỉ nhà ở làm nơi liên hệ. Một phần là vì kho bãi không tập trung, nhân công cũng phân tán linh động, khi thi công màng chống thấm HDPE cũng chạy tỉnh này tỉnh kia không cố định với thời gian khá dài.

Vì thế, văn phòng không phải thứ quá cần thiết đối với họ, thỏa thuận hay khảo sát cũng được làm đồng thời ở vị trí khách muốn thi công màng chống thấm HDPE. Dĩ nhiên, cũng có vài công ty cung cấp dịch vụ này có trụ sở văn phòng khá khang trang, nhưng hiếm, họ thường là hợp tác giữa nhiều nhà thầu nhỏ và mới với nhau. Đối với các bên nhiều năm kinh nghiệm, dự án tham gia đã quá nhiều quá đáng nể khi xem thấy thì uy tín đủ lớn để dẹp cái gọi là văn phòng đi.

=> Nếu ai còn lăn tăn chuyện tự làm thì lavaydo.com có quán triệt như sau: Khách tự thi công màng chống thấm HDPE được không?

b. Lấy thông tin thi công màng chống thấm HDPE đúng chỗ


Qua đó, bạn cũng thấy lai lịch nhà thầu mới là thứ chúng ta cần tra kỹ trước khi hỏi tới quá trình thi công màng HDPE là thế nào hoặc làm ra sao? Vì vậy, tôi kiến nghị với các bạn rằng khi vào một website nào đó về nội dung thi công màng chống thấm HDPE, hãy chuyển qua phần giới thiệu để xem họ là ai? Họ đã làm được những gì? Uy tín ra sao?...Khi ấy thì phần mô tả thông tin về thi công thế nào mới xác thực là chuẩn mực.

Hoạt động thi công màng chống thấm HDPE gần như không có trường lớp nào đào tạo bài bản ở Việt nam, chỉ như thợ trước chỉ thợ sau, làm lâu thành ra nghề dạy nghề. Vì vậy, quá quan trọng quy trình tiến hành cũng không phải cách làm đúng để đánh giá mọi thứ ở đây. Lời khuyên là nên chọn đúng nhà thầu mạnh về năng lực các mặt, sau đó cho họ khảo sát, lên phương án kế hoạch rồi bạn hãy duyệt qua chúng, vậy sẽ tốt hơn.

=> Khẳng định một điều rất rõ ràng về tâm lý khách hàng thì dangthanhthai.com có nói thế này: Việc thi công màng chống thấm HDPE luôn được khách quan tâm.

Tóm lại, thông tin chuẩn về việc thi công màng chống thấm HDPE hiện tại đến năm 2020 này vốn chưa tồn tại, nhưng tiến hành ra sao để đạt kết quả mỹ mãn cho ra công trình chất lượng thì vẫn có. Để đạt được điều ấy, chọn đúng nhà thầu sẽ là cách làm chuẩn hơn cả, vì sau cùng tiến hành ra sao, kỹ thuật thế nào thì quá chuyên môn, chúng ta không biết cũng không đánh giá được, chỉ xem kết quả và cam kết của nhà thầu thôi.

Nga Huỳnh

Vòng tay chiến tranh thương mại cũng có lợi

1:24 AM |

Theo như đánh giá từ Nikkei thì cuộc chiến thương mại Mỹ Trung cũng giúp vài công ty Việt hưởng lợi. Vòng tay paracord Xilula cũng thấy điều này chính xác.


Thật ra cũng chẳng cần phải đi khảo sát cũng có thể đoán ra được điểm này, bởi theo quy luật cân bằng thì ai chứ không riêng gì Vòng tay paracord Xilula cũng có thể biết nếu có doanh nghiệp lao đao vì cuộc chiến thương mại Mỹ Trung thì tương đương cũng tồn tại tổ chức nào đó được hưởng lợi.

Để rõ hơn về vấn đề này thì Vòng tay paracord Xilula mời mọi người đọc qua bài Nikkei: Một số công ty Việt bắt đầu hưởng lợi từ chiến tranh thương mại đăng trên VnExpress với các chi tiết:

Hãng tin Nikkei dẫn một khảo sát của các doanh nghiệp ở Trung Quốc cho biết, thị phần của họ đang chuyển dần sang một số công ty Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong số những đơn vị hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, theo một khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại miền Nam Trung Quốc, có văn phòng tại Quảng Châu vừa công bố hôm qua (29/10).

=> Đọc thêm: Vòng tay paracord.

Theo đó, các công ty Mỹ và Trung Quốc tham gia khảo sát từ 21/9 đến 10/10 đều cho rằng, xung đột thương mại đang làm họ mất thị phần, đặc biệt là vào tay các doanh nghiệp Việt Nam. Các công ty Trung Quốc cũng cho biết, doanh thu của họ đang chuyển vào những doanh nghiệp từ Ấn Độ, Mỹ và Hàn Quốc và Việt Nam. Trong khi, đối thủ của các doanh nghiệp Mỹ hiện là những công ty Đức và Nhật.

Công nhân lắp ráp trong một nhà máy sản xuất hàng điện tử tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Từ tháng 7, Tổng thống Mỹ - Donald Trump áp thuế mới trị giá 250 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc nhằm gây áp lực để Bắc Kinh thay đổi chính sách công nghiệp. Đáp trả lại, Trung Quốc cũng áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD.

Vòng tay paracord Xilula xin trích dẫn tiếp

Phần lớn các doanh nghiệp Mỹ và Trung đều cho nói họ cảm thấy tác động tiêu cực từ thuế quan. Theo họ, lợi nhuận là yếu tố bị ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc chiến thương mại này. 20% trong số 219 công ty tham gia khảo sát dự báo, doanh thu có thể bị ảnh hưởng trên 10 triệu USD.

Đa số các doanh nghiệp cũng đang xem xét chuyển địa điểm sản xuất, lắp ráp hay nguồn cung vật tư sang nước thứ ba, trong đó Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu. Một số công ty đã đưa ra kế hoạch dịch chuyển.

=> Có thể bạn quan tâm: Vòng tay paracord Xilula.

Ví dụ, Panasonic đang chuyển nhà máy sản xuất thiết bị điện tử ôtô từ Trung Quốc sang Thái Lan, Malaysia và Mexico. GoerTek – hãng sản xuất tai nghe không dây cho Apple đang có ý định chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Công ty sản xuất polyester - Zhejiang Hailide New Material đang đầu tư 155 triệu USD vào một nhà máy tại Việt Nam với mục tiêu xuất khẩu sang Mỹ.

Vòng tay paracord Xilula xin trích dẫn tiếp

Ngoài ra, AmCham cũng thông tin, gần một nửa các công ty cảm thấy tác động thương mại không chỉ dừng ở mức thuế quan. 44% doanh nghiệp trả lời khảo sát rằng, việc thông quan các lô hàng trở nên chậm hơn, trong khi 38% cho biết, các thủ tục kiểm tra và phê duyệt giấy phép cũng lâu hơn.

Theo khảo sát của AmCham miền Nam Trung Quốc, hơn một nửa doanh nghiệp tin rằng, chiến tranh thương mại sẽ còn ảnh hưởng trong ít nhất một năm tới. Đối với các doanh nghiệp Mỹ, 54% nghĩ rằng, chính sách thuế của ông Trump sẽ không đem lại lợi ích cho họ hay cải thiện môi trường kinh doanh. Trong khi quan điểm chung của nhiều công ty Trung Quốc về thuế quan là giúp tăng tốc chuyển đổi và nâng cấp nền kinh tế.

Vòng tay paracord Xilula xin trích dẫn tiếp

Kết quả khảo sát trên cũng tương tự khảo sát một tuần trước với 430 thành viên của AmCham tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất là hai phần ba số công ty trả lời khảo sát trước đó rằng, họ chưa kế hoạch chuyển nhà máy, bất chấp các lệnh áp thuế mới.

Ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến có cuộc gặp bên lề hội nghị G20 tại Argentina vào tháng tới. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định, cuộc gặp này khó mang lại đột phá cho tình trạng căng thẳng thương mại giữa hai nước.

Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng của châu Á từ 5,9% xuống 5,9% vì chiến tranh thương mại. ADB cho rằng, xung đột tác động không đồng đều đến các quốc gia, Đông Nam Á đang được hưởng lợi từ cuộc chiến này.

Nơi này bị đè thì nơi kia dễ thở, mất đi chỗ nọ sẽ được lợi cho kia, Vòng tay paracord Xilula  cho rằng âu cũng là lẽ hợp lý, ngay đến nguy cơ cũng chứa đầy cơ hội. Dĩ nhiên, chẳng phải ai cũng chủ động được trong vấn đề này, nhưng nói chung Vòng tay paracord Xilula vẫn thấy cuộc chiến này chưa hẳn là xấu, có thể cũng là điều tất yếu phải xảy ra.

Vòng tay paracord Xilula


Dự án sân bay Long Thành được nhiều đại biểu đồng thuận?

8:12 AM |

Theo như ủy ban kinh tế cho biết thì dự án sân bay Long Thành đang được nhiều đại biểu quốc hội đồng thuận tán thành dù khảo sát ý dân thấy còn nhiều đánh giá trái chiều.


Có lẽ không ít người đã nghe qua dự án xây dựng sân bay Long Thành để giảm tải hoặc thay thế hoàn toàn cho sân bay Tân Sơn Nhất đang được cho là quá tải và khá tệ sau nhiều phen nhận được đánh giá của khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên dự án này quá lớn và nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhau khi khảo sát phản ứng của đọc giả trên nhiều trang báo mạng, mới đây thì Ủy ban Kinh tế cho hay dự án này được nhiều đại biểu Quốc hội tán thành.

Cụ thể hơn về điều này có lẽ nên đọc qua bài Ủy ban Kinh tế: Nhiều đại biểu ủng hộ dự án Sân bay Long Thành được đăng trên VnExpress chuyên mục Kinh doanh với nội dung như sau:

Báo cáo giải trình bổ sung trước đó của Chính phủ cho biết cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào dự án đã có thay đổi đáng kể, theo hướng giảm tiền ngân sách và ODA, tăng vốn doanh nghiệp.

Nỗi lo vốn trước tình hình nợ công gia tăng là điều mà các đại biểu Quốc hội băn khoăn nhất về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, được Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng tập trung giải trình, làm rõ trong báo cáo bổ sung sáng 29/10.

Phối cảnh sân bay Long Thành (Đồng Nai).

Theo đó, tổng mức đầu tư của cả 3 giai đoạn lần đầu được công bố chi tiết là 18,7 tỷ USD. Trong giai đoạn đầu, các báo cáo trước đó cho biết phần vốn ngân sách (sử dụng cho giải phóng mặt bằng, cơ quan quản lý Nhà nước, kết nối giao thông trong cảng) là hơn 24.000 tỷ đồng. Riêng chi phí giải phóng mặt bằng chiếm 20.770 tỷ.

3 giai đoạn đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Giai đoạn IGiai đoạn IIGiai đoạn III
Thời gian202520302050
Vốn đầu tư7,8 tỷ USD3,8 tỷ USD7 tỷ USD
Công suất25 triệu khách50 triệu khách100 triệu khách

Tuy nhiên, trong phần bổ sung của Chính phủ “cập nhật số liệu từ tỉnh Đồng Nai” xác định lại con số nêu trên chỉ còn 18.537 tỷ đồng. Như vậy, phần tiền dành cho mặt bằng sạch đã giảm hơn 2.200 tỷ so với dự trù. Điều này giúp số vốn từ ngân sách sử dụng cho giai đoạn I chỉ còn hơn 21.800 tỷ đồng (giảm hơn 2.000 tỷ so với trước).

Để giảm phần vốn ngân sách phải chi giai đoạn Ia, Chính phủ cũng đề nghị cho phép Tổng công ty Cảng Hàng không (ACV) được sử dụng tiền từ cổ phần hóa để trả cho giải phóng mặt bằng với con số dự kiến thu được là 5.000 tỷ đồng. Như vậy, từ chỗ ngân sách dự kiến chi 11.000 tỷ cho mặt bằng trong giai đoạn đầu, con số này nay hạ xuống còn 6.000 tỷ đồng.

Đối với vốn ODA, báo cáo cập nhật cho biết tỷ lệ này trong giai đoạn I chiếm chỉ 29,1% tương đương 47.859 tỷ đồng. Do đó, tổng tiền đầu tư từ ngân sách và ODA trong giai đoạn I chỉ còn tương đương 70.000 tỷ, giảm mạnh so với con số 84.600 tỷ dự kiến ban đầu

Tại cáo cáo thẩm tra cũng được trình bày sáng 29/10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định hầu hết đại biểu đều tán thành chủ trương cần có một cảng hàng không quốc tế hiện đại đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Có ý kiến đề nghị làm rõ tính cấp thiết của việc đầu tư sân bay Long Thành lúc này.

Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ các nội dung như yếu tố trung chuyển của Long Thành bởi nếu chỉ vì mục tiêu giải quyết quá tải cho Tân Sơn Nhất và phát triển vận chuyển hàng không bình thường (không nhằm mục đích trung chuyển) thì hệ thống hiện tại với 7 cảng hàng không quốc tế có thể đáp ứng nhu cầu.

Bên cạnh đó, báo cáo đầu tư chỉ thuyết minh phương án chọn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là địa điểm để xây dựng mà không có nhiều phương án khác để so sánh, lựa chọn. Do vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị cần làm rõ vị trí địa kinh tế đối với địa điểm này, đánh giá tác động của dự án Cảng Long Thành đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai, TP. HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như những tác động khi Tân Sơn Nhất chuyển thành cảng hàng không nội địa.

Bản đồ vị trí dự kiến của Sân bay quốc tế Long Thành (hình chữ nhật màu xám). Ảnh: Hữu Công

Đối với chọn lựa các phương án đầu tư, cơ quan thẩm tra khẳng định các đại biểu cũng tán thành phương án xây dựng mới Cảng Long Thành dù vẫn còn ý kiến cho rằng các số liệu về đầu tư cải tạo, mở rộng Tân Sơn Nhất và sân bay Biên Hòa thiếu chi tiết chứng minh tính chính xác, hợp lý.

Về phương án huy động vốn, báo cáo thẩm tra đánh giá việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước, vốn vay trong bối cảnh nợ công tăng nhanh và ngân sách khó khăn thì chưa bảo đảm tính khả thi. Mặt khác, nếu khả năng vay được từ nguồn của các tổ chức tài chính quốc tế thì cũng phải có sự bảo lãnh của Chính phủ.

Có ý kiến cho rằng, theo báo cáo đầu tư, hiệu quả kinh tế của dự án với tỷ lệ nội hoàn kinh tế cao (EIRR là 22,1%). Do vậy, cần có biện pháp tăng cường thu hút nguồn vốn các thành phần ngoài nhà nước để giảm tỷ trọng vốn ngân sách vào dự án, hạn chế tác động đến nợ công. Mặt khác, một số đại biểu đề nghị Chính phủ cho phép Tổng công ty Cảng hàng không vay thương mại trực tiếp để thực hiện dự án.

Ủy ban Kinh tế nhận định, báo cáo đầu tư dự án đã đáp ứng những nội dung chủ yếu theo yêu cầu của giai đoạn tiền khả thi. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như tình hình kinh tế của đất nước, đề nghị làm rõ hơn nữa sự cần thiết, tính cấp thiết, xác định thời điểm xây dựng, tính hợp lý, hiệu quả, khả thi về nguồn vốn đầu tư của toàn bộ dự án, phương thức huy động vốn và phân kỳ đầu tư.

Ngoài ra, Chính phủ cần xác định rõ phần vốn của Nhà nước trong dự án trên cơ sở cân đối tổng vốn cho đầu tư phát triển nói chung, cho ngành giao thông vận tải nói riêng. Bên cạnh đó là khả năng tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài; đánh giá toàn diện các mặt tác động của dự án đối với vấn đề nợ công; tác động của Long Thành đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển của ngành hàng không Việt Nam; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù trình Quốc hội xem xét, quyết định khi thông qua chủ trương đầu tư.

Trước đó, theo báo cáo của Chính phủ, với cơ cấu vốn như trên, nợ công sẽ bị tác động theo hai kịch bản: Với mức vay ODA khoảng 2,279 tỷ USD (giai đoạn I) theo cơ chế Chính phủ vay và cho doanh nghiệp vay lại, tự trả nợ thì tác động lên nợ công sau năm 2022 chỉ ở mức 0,091%, còn giai đoạn 2016-2019 là “không đáng kể”.

Kịch bản 2, cộng cả phần nợ công từ ODA (2,279 tỷ USD) và ngân sách 768,9 triệu USD thì tỷ lệ tác động lên nợ công sau năm 2022 vào khoảng 0,0975%.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được Chính phủ báo cáo trước Quốc hội vào trong phiên họp ngày 29/10 để xin chủ trương đầu tư.

Theo lịch dự kiến trước đó thì ngày 28/11, Quốc hội sẽ bỏ phiếu quyết định có thông qua hay không. Tuy nhiên trước phiên khai mạc, nội dung này đã được đưa ra khỏi kỳ họp, thay vào đó chỉ tiến hành cho ý kiến.

Dự án Sân bay Long Thành được triển khai xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với diện tích đất thu hồi lên đến 5.000ha. Dự kiến sau khi hoàn thành giai đoạn I vào năm 2025, với số tiền 7,8 tỷ USD sân bay này sẽ đạt công suất mỗi năm 25 triệu khách. Giai đoạn 2 theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào 10 năm sau đó, nâng công suất lên gấp đôi. Trong khi theo thiết kế, công suất tối đa sau khi hoàn tất của sân bay này đạt 80-100 triệu khách mỗi năm vào sau năm 2050. Khi đó, tổng kinh phí dự kiến khoảng 18 tỷ USD.

Như có nói qua ở đầu bài viết này thì dự án sân bay Long Thành là rất lớn, có thể xếp vào loại "siêu dự án" với mức chi phí đầu tư cao khủng khiếp. Ngoài ra, sau khi xây dựng xong thì việc đưa vào sử dụng sẽ đem lại lợi ích gì vượt trội hơn hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất hiện nay cũng rất được quan tâm và lo nghĩ, nếu có thể đạt được chuẩn quốc tế hay nhận được đánh giá tích cực của khách thì quá tốt.
Huyễn Thiết

Khi nhu cầu dịch công chứng ngày một lớn hơn

3:34 AM |

Vài năm gần đây, nhu cầu dịch công chứng của người dân ngày một lớn hơn cho các hoạt động có liên quan đến quốc tế, làm xuất hiện nhiều vấn đề cần quan tâm cho cuộc sống thời đại mới.


Song hành với việc hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, vai trò của công tác dịch công chứng ngày được nâng cao. Nhu cầu về ngoại ngữ gia tăng, kèm theo số lượng cá nhân thuần thục về ngoại ngữ cũng tăng với tốc độ đáng mừng, đạt được điều đó là nhờ vào sự quan tâm đúng lúc, đầu tư đúng đắn của các cấp chính quyền và nhà chức trách. Hiện nay lượng người có chuyên môn về dịch thuật ngày càng nhiều hơn, hình ảnh về giới sống bằng nghề chuyển ngữ cũng đã khác đi rất nhiều mà nhất là dân làm dịch công chứng, trước đây họ chỉ được xem như một dạng chạy việc lẻ và không cố định nghề nghiệp.

Khi nhu cầu về dịch công chứng tăng cao thì lượng cung tăng theo và mang tính chuyên nghiệp sâu hơn.

Số lượng văn bản, tài liệu, giấy tờ, tin tức...cần chuyển dịch đang tăng mạnh. Các loại hợp đồng, văn kiện dự án, dữ liệu trong những công cuộc hợp tác về hành chính hay hợp tác giao lưu kinh tế cũng đang gia tăng theo hướng tích cực, lượng quảng cáo về dịch vụ dịch công chứng gần đây cũng xuất hiện nhiều hơn với đủ cách mời gọi mà trong đó lấy tốc độ hoàn tất hồ sơ làm thế mạnh cạnh tranh mà bài Bản chất của dịch công chứng lấy ngay là gì có phân tích qua ở một khía cạnh tiêu cực. Và còn rất nhiều những ví dụ sinh động về nhu cầu dịch công chứng trong đời sống. Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, nhu cầu dịch công chứng hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đó cũng là dấu hiệu đáng mừng cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có sự khởi sắc.

Tìm hiểu sơ bộ về tình hình dịch công chứng


Dẫu rằng nhu cầu dịch công chứng đang ngày một lớn nhưng cho đến thời điểm hiện tại công tác dịch công chứng lẫn phiên dịch và biên dịch vẫn chưa trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp cao. Bên cạnh những cá nhân có hiểu biết tường tận và thành thạo về dịch thuật thì vẫn còn khá nhiều những thành phần thiếu hụt kiến thức cũng như các kĩ năng cần thiết đối với mảng dịch công chứng, cụ thể là tính hiệu lực của hồ sơ tồn tại ở phạm vi địa lý nào, nói cách khác là chúng được công nhận ở đâu và không thể dùng tại quốc gia nào, đây là phần thuộc hoàn toàn về phân đoạn công chứng, đôi khi rất đơn giản, dễ hoàn tất nhanh gọn, nhưng cũng lắm lúc rất phức tạp tùy theo nhu cầu người thuê, những khó khăn đó có thể hiểu rõ hơn khi đọc bài Phân biệt dịch công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự và đi sở ngoại vụ, vì vậy kiến thức và sự hiểu biết còn cần thêm trải nghiệm lâu dài mới đảm bảo chuyên môn dịch công chứng được trọn vẹn và không dễ thất bại khi gặp một tình huống bất ngờ từ phía khách hàng.

Tính riêng mặt biên dịch thì công tác dịch công chứng đòi hỏi người tham gia phải biết nhiều loại kiến thức căn bản như: ngôn ngữ, văn hóa và những phần kiến thức phổ thông và càng không thể thiếu phần hiểu biết chuyên môn. Để đáp ứng yêu cầu dịch công chứng, người làm công tác dịch thuật phải có vốn từ vựng thực sự phong phú, đa dạng, đồng thời am tường các vấn đề về ngôn ngữ học ở cả hai dạng ngôn ngữ có quan hệ dịch thuật hai chiều. Dù vậy, đảm bảo làm tốt hết với mọi ngôn ngữ cũng là điều rất khó thực hiện, như trong bài Xu hướng dịch công chứng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã nói khá rõ sự phân hóa chuyên môn dịch thuật về ngôn ngữ thế mạnh từng nơi, khi ngôn ngữ trên hồ sơ cần dịch công chứng không thuộc thế mạnh của mình, các cá nhân hay công ty được thuê sẽ nhờ những cộng tác viên của họ đang sống và làm việc tại khu vực chuyên dịch ngôn ngữ đó để hỗ trợ, đây là cách làm linh động và hợp lý đảm bảo chất lượng bản dịch, không hề dễ dàng để hoàn tất công đoạn đầu tiên - dịch ngữ.

Những đòi hỏi cơ bản đối với người tham gia công tác dịch công chứng


Với những kiến thức văn hóa về đất nước, con người, phong tục tập quán và tâm linh tín ngưỡng của hai cộng đồng ngôn ngữ, người dịch công chứng phải nắm vững được những thứ trọng tâm và phải liên tục cập nhật theo mỗi bước đổi mới, cải cách. Mỗi chuyên ngành riêng biệt lại tồn tại những loại thuật ngữ riêng, lối diễn đạt và cách trình bày khác nhau, bắt buộc người làm công tác dịch công chứng phải hiểu được ý nghĩa khái quát, nội hàm của chúng, dẫu không thể chuyên sâu thì cũng ở mức nắm được vài phận dụng ý. Về mặt này thì hiện tại chưa có một công nghệ nào có thể thay thế được con người, suy nghĩ logic và linh động dựa trên bối cảnh chỉ có con người mới có, nếu ai nghĩ rằng việc dịch thuật công chứng bằng Google là khả thi và muốn dựa vào các công cụ biên dịch đại loại như vậy để hành nghề này thì đó sẽ là một sai lầm khủng khiếp, bản chất của dịch công chứng đòi hỏi một chuyên môn cao hơn cách "ai cũng có thể" ấy nhiều.

Những công cụ tiện dụng từ công nghệ vẫn chưa thể thay thế được con người trong rất nhiều việc, dịch công chứng là một trong những thứ vẫn cần tư duy con người lo liệu.

Hiện tại nước ta chưa đề ra phương án đào tạo đội ngũ chuyên ngành cho công tác dịch công chứng. Để lộ tính du kích và sự phi chuyên nghiệp ở nhiều công đoạn giảng dạy. Mảng dịch công chứng lại phải đứng trước một thách thức đau đầu; người giỏi chuyên môn thì khả năng ngoại ngữ không cao, người am tường ngoại ngữ lại vấp phải lỗ hổng trong kiến thức chuyên môn. Tuy vẫn có những người hội đủ cả hai điều kiện nhưng con số này vẫn còn khá khiêm tốn.

Phương hướng đào tạo đáp ứng cho công tác dịch công chứng hiện nay


Thiết nghĩ, để nghề dịch công chứng trở thành một nghề chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của các cá nhân , tổ chức trong và ngoài nước, chúng ta phải có những biện pháp cải tiến, đào tạo bài bản cho những người tham gia làm việc dịch công chứng. Các đối tượng cần sử dụng đến loại hình này cũng phải có cách nhìn sâu rộng hơn để đảm bảo chất lượng của công việc. Đối với mọi hoạt động hay các dịch vụ đều rất cần sự bảo đảm và tuân thủ nghiêm ngặt ở cả hai phía là người cung và người cầu. Nếu những khách hàng vẫn duy trì quan niệm “ chỉ cần có là được” , không tra tốt xấu, thì vẫn mãi tồn tại những sản phẩm kém chất lượng, sảm phẩm lỗi, gây tác hại nặng nề trong tương lai về sau.

Sản phẩm dịch công chứng cũng không nằm ngoài những quan ngại đó, trong thời đại quốc tế hóa đề cao sự giao lưu hợp tác thì tính chuyên nghiệp và chuẩn xác cao sẽ bắt buộc phải có vì các nước phát triển sẽ yêu cầu chuẩn mực rất cao, những điều về dịch công chứng đáng để suy ngẫm nhằm mang lại đường hướng mới nâng tầm loại hình này là rất cần thiết. Không thể duy trì tình trạng thiếu chuyên nghiệp như những thế kỉ trước, điều này vẫn tiếp diễn thì sẽ không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn “tự làm tự dùng”, chất lượng thấp và càng không hi vọng gì đến việc xuất khẩu.

Nói tóm lại, để nghề dịch công chứng được xem là nghề chuyên nghiệp thì mỗi cá nhân, tập thể đã và đang làm công tác này càng phải nỗ lực hết sức mình, cố gắng hết sức mình để cải thiện kiến thức nền tảng, nâng cao kiến thức chuyên môn, không ngừng tiếp thu và cập nhật những điều mới lạ từ môi trường bên ngoài, nếu trước đây nghề dịch công chứng dưới cái nhìn của giới trẻ có vẻ thoải mái và dễ dàng kiếm ra tiền theo kiểu "làm xong nong ngay" thì sắp tới cần bỏ tư duy ấy đi, đầu tư thời gian và công sức để nâng cao nghiệp vụ cũng như thay đổi hình ảnh bộ mặt nghề dịch công chứng sáng lạng hơn so với những năm xưa cũ từng "ỡm ờ" thành thói. Đồng thời những cá nhân có nhu cầu dịch công chứng hay các cơ quan/ tổ chức cần mảng dịch thuật thì cũng nên có nhận thức đúng đắn, đánh giá chính xác tầm quan trọng của ngành dịch thuật này; nếu có thể, hãy tiếp tục đưa ra những yêu cầu hay đòi hỏi thiết thực về chất lượng sản phẩm để những người tham gia công tác dịch công chứng nỗ lực hơn trong việc nâng cấp sản phẩm dịch thuật.
Huyễn Thiết

Nhiều ý kiến xung quanh ngành ô tô Việt Nam

8:22 AM |
Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2025-2035 vừa được thông qua. Đây là chiến lược quy hoạch ô tô lần thứ 2 được trình lên Chính phủ và phê duyệt. Trước đó kế hoạch lần thứ nhất cũng được thông qua năm 2014 và nó được đánh giá là khá thành công. Chiến lược lần này sẽ định hướng cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam sẽ đi theo con đường nào trong khoảng thời gian tới, giúp kích thích ngành công nghiệp này phát triển, hạn chế lệ thuộc vào nước ngoài cũng như sự tự chủ của các doanh nghiệp trong nước. Chi tiết blog tin tức Ảo Thiết xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Đề cao yếu tố thị trường đối với công nghiệp ôtô, song Tiến sĩ Dương Đình Giám - Viện trưởng Viện chiến lược - chính sách công nghiệp cho rằng việc phát triển ngành và người Việt có xe đi là 2 chuyện khác nhau.
- Thủ tướng vừa phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô đến năm 2025-2035. Trước đó, ngành cũng có một chiến lược tương tự, nhưng được nhiều ý kiến đánh giá là thất bại. Điểm khác biệt của trong kế hoạch lần này là gì, thưa ông?

Tiến sĩ Dương Đình Giám cho rằng Việt Nam không thiếu những nhà sáng chế để phát triển công nghiệp ôtô. Ảnh: Hoàng Lan.

- Chiến lược quy hoạch ôtô đầu tiên được phê duyệt năm 2004 với mục tiêu là 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Nói chiến lược này thất bại tôi cho là hơi nặng lời và oan uổng cho chính ngành ôtô. Nói chính xác phải là không thành công toàn diện như mong muốn mà thôi. Bởi lẽ, sau chiến lược lần thứ nhất, dòng xe thương mại đã khá thành công. Xe tải, xe khách lần lượt đáp ứng được 60% và trên 80% nhu cầu trong nước. Ôtô cá nhân chưa được như kỳ vọng và cần tiếp tục phát triển. Bởi vậy, chiến lược lần này đã điều chỉnh nội dung, chỉ tập trung vào xe tải đến 3 tấn, xe nông dụng đa chức năng, xe khách vận chuyển tầm ngắn - trung bình và xe cá nhân. 

Ngoài cơ chế chính sách phục vụ cho sản xuất, điểm mới là tập trung kích cầu tiêu dùng. Năm 2020, theo dự báo, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ khoảng trên 3.000 USD, sẽ đi vào giai đoạn “ôtô hóa”. Bởi vậy, nhiệm vụ của những người làm chiến lược là làm sao để mong muốn có ôtô và khả năng có thể thanh toán của người dân xích lại gần nhau.

Điểm khác biệt thứ ba là chiến lược đã có tham vấn doanh nghiệp. Trước kia, chúng ta hay nói đưa chính sách vào cuộc sống, nhưng tôi nghĩ khác. Bây giờ phải là đưa cuộc sống vào chính sách, phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và mục tiêu phát triển của ngành. Chính sách làm ra nhưng các đối tượng thụ hưởng không sử dụng được thì chính sách là vô nghĩa.

- Tuy vậy, các nhà sản xuất lại tỏ ra thất vọng khi quy hoạch ngành lại chưa có chính sách cụ thể, nhất là thuế. Ông chia sẻ thế nào với tâm tư này?

- Trong tờ trình của Bộ Công Thương lên Chính phủ, chúng tôi có kiến nghị về các chính sách thuế rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong chiến lược và quy hoạch này chỉ một số nội dung được chấp nhận ngay, vì một số điểm còn phải chờ Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp tới. 

Bên cạnh đó, một số nội dung khác cũng cần phải được sự đồng thuận của các cơ quan quản lý khác. Cụ thể, lộ trình giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc theo AFTA đến 2018 là về 0%, được đề xuất, thay vì giảm dần theo bậc thang như trước, nay sẽ duy trì ở mức cao (50%) cho đến hết năm 2016. Sau đó giảm về 30% vào năm 2017 và về 0% vào năm 2018, nhằm kéo dài thời gian bảo hộ cho sản xuất trong nước; hoặc kiến nghị thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước, để bảo đảm công bằng. Đề xuất này được doanh nghiệp ủng hộ nhưng phải chờ ý kiến của Bộ Tài chính. 

-Bài toán khó đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là giá xe quá cao, vậy chiến lược lần này có cách nào để hạ giá xe xuống, thưa ông?

- Để kéo giá xe xuống, cần 2 yếu tố, một là nhà sản xuất phải nỗ lực để tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành. Đồng thời, Chính phủ cần tạo ra cơ chế để hỗ trợ sản xuất, còn kích cầu tiêu dùng (sản xuất số lượng lớn thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện hạ giá thành). Trong đó, quan trọng nhất là giảm các loại thuế, phí. Ví dụ, một chiếc xe giá 300 triệu, thuế và phí tới 100%, thì giá sẽ đội lên là 600 triệu, nhưng nếu thuế, phí còn 50% thì giá chỉ còn 450 triệu đồng. 

Chúng ta vẫn thường nghe nói giá xe lắp ráp ở Việt Nam luôn cao hơn xe ở các nước ASEAN là 20%. Một số nhà sản xuất yêu cầu Chính phủ phải làm thế nào để họ “lấp đầy”được 20% chênh lệch đó. Tôi cho rằng như thế là không hợp lý. Các nhà sản xuất cần thấy rằng, đây không phải là trách nhiệm riêng của Chính phủ. Bản thân họ phải tổ chức sản xuất thế nào, tiết giảm chi phí ra sao, nâng cao năng suất lao động thế nào… để kéo giá thành xuống.

Về phía mình, Nhà nước sẽ hỗ trợ bằng cách tạo điều kiện để phát triển công nghiệp hỗ trợ, để các doanh nghiệp có thể mua được các linh kiện, phụ tùng từ trong nước mà không phải nhập khẩu hoặc thông qua chính sách thuế (giảm thuế đối với các linh kiện phù tùng trong nước chưa sản xuất được…) làm cho giá thành xe giảm xuống. Doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả và yêu cầu Nhà nước lấp đầy cái chưa hiệu quả đó là không hợp lý. 

Ngoài ra, để có giá xe phù hợp, doanh nghiệp cũng phải căn cứ vào xu hướng tiêu dùng và mức sống của người dân trong nước, tức là phải sản xuất các loại xe nhỏ, gọn, tiêu thụ ít năng lượng, phù hợp với hạ tầng giao thông của Việt Nam… Nếu sản xuất các loại xe này thì cũng là điều kiện để giảm giá thành so với việc sản xuất các loại xe to, tiêu thụ nhiều năng lượng.


Các doanh nghiệp than rằng, công nghiệp hỗ trợ của ôtô khó phát triển vì sản lượng ôtô của Việt Nam quá thấp, linh kiện làm "không bõ". Theo ông nên giải bài toán này thế nào?

- Vấn đề đặt ra rất đúng, nhưng chúng ta không thể dừng ở đó và không làm gì cả. Nếu nhà sản xuất nói làm ra ít không bõ công nên đi nhập thì Việt Nam mãi mãi không bao giờ có công nghiệp hỗ trợ. Cuối cùng cũng không có luôn cả ngành công nghiệp ô tô. Thực tế, các ôtô lắp ráp ở Việt Nam không phải 100% mọi thứ đều nhập khẩu. Có giai đoạn Toyota Việt Nam nội địa hóa được 37% chiếc xe Inova. Điều đó chứng tỏ không phải ít mà doanh nghiệp chê không bõ, không nên làm. Tôi cho rằng vấn đề ở đây là giá cả và chất lượng. Tất nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, cái mà trong nước làm được chủ yếu vẫn là phụ tùng, linh kiện đơn giản, như lốp xe, ghế ngồi, gương kính...

Còn nhiều sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ thì phức tạp hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao năng lực công nghệ, chưa nói đến việc rẻ hay đắt mà trước hết cần đạt chuẩn về chất lượng. Khi đã làm được rồi, thì ngoài việc các doanh nghiệp FDI mua để lắp ráp xe tiêu thụ trong nước, họ sẽ mua để phục vụ cho mạng lưới sản xuất khu vực hay toàn cầu. 

Việc mà các cơ quan quản lý cần làm bây giờ là có cơ chế để khuyến khích và tạo dựng các mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. Khối FDI nếu chỉ muốn nhanh, rẻ sẽ đi nhập khẩu, không quan tâm tới các doanh nghiệp trong nước. Ngược lại, khối nội yếu kém, không có năng lực thì mãi mãi không có chuyển giao công nghệ, không phát triển được công nghiệp hỗ trợ. Nhưng để làm được việc này, như trên tôi đã nói, Nhà nước phải có các chế phù hợp để khuyến khích. 

- Ngoại trừ số ít có tỷ lệ nội địa hóa từ 19-37%, nhìn chung tỷ lệ nội địa hóa của ngành còn rất thấp. Chiến lược mới có thay đổi gì để giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh nội địa hóa, thưa ông?

- Chiến lược và Quy hoạch lần này có đầy đủ các mục tiêu cho sản xuất, xuất khẩu và cả về công nghiệp hỗ trợ. Để khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ, những đơn vị nhập khẩu phụ tùng, linh kiện mà trong nước cần khuyến khích đầu tư hoặc đã đáp ứng được về cả số lượng và chất lượng sẽ bị áp thuế trần cao nhất có thể.

Tôi cho rằng, nếu làm ôtô mà đến cái vỏ cũng phải đi nhập thì chẳng có nghĩa là làm. Mà thực tế là chúng ta đang như thế, nhiều doanh nghiệp lắp ráp ôtô nhưng thân vỏ xe cũng phải đi nhập. Trước kia, chiến lược chỉ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào bộ chuyển động, động cơ, hộp số… là những linh kiện, phụ tùng khó, đòi hỏi công nghệ cao. Nay theo để xuất của Bộ Công Thương, thân vỏ xe cũng là một trong các đối tượng được ưu tiên và khuyến khích sản xuất.

- Campuchia vừa cho ra mắt xe chạy điện, ông cảm thấy thế nào khi nhiều ý kiến cho rằng công nghiệp ôtô Việt Nam đang tụt hậu quá xa so với khu vực?

- Nhiều người nói công nghiệp ô tô lạc hậu và họ nói ngành rất thậm tệ. Nhưng tôi cho rằng việc xuất hiện xe chạy điện ở một nước láng giềng cũng không có gì đáng ầm ĩ. Cái đáng trân trọng ở đây, là sáng chế của một cá nhân, nhưng lại được doanh nghiệp quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ cho những ý tưởng còn đang ở dạng phôi thai.

Việt Nam không phải thiếu các nhà sáng chế, nhưng đâu phải ai cũng được quan tâm. Ít người dám đầu tư mạo hiểm để nâng đỡ các ý tưởng. Còn có người sáng chế ra cả máy bay trực thăng, tàu ngầm, nhưng có ai nâng đỡ các ý tưởng đó đâu. Có ý tưởng nhưng nếu để mặc thì ý tưởng rất dễ bị thui chột. Có những “nhà khoa học chân đất” có ý tưởng thì phải có doanh nghiệp, Nhà nước nâng đỡ các ý tưởng đó.

-  Là người tham mưu cho Chính phủ, cá nhân ông đánh giá cơ hội thành công chiến lược lần này đến đâu ?

- Để một chiến lược hay quy hoạch một ngành kinh tế - kỹ thuật thành công, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhiều doanh nghiệp hỏi tôi bao giờ chiến lược sẽ được phê duyệt. Bây giờ duyệt rồi, nhưng thực ra đó mới chỉ là phần khung. Các chính sách khác còn phải chờ các bộ, ngành hướng dẫn và triển khai cụ thể. Doanh nghiệp chờ chính sách ưu đãi nên sẽ không triển khai các dự án sản xuất mới, còn người tiêu dùng thì bảo cứ sản xuất đi, giá rẻ tôi sẽ mua. Bởi vậy, xét cho cùng, các chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến các loại thuế là rất quan trọng, kể cả việc xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể cho ngành để định hướng cho doanh nghiệp.

Thực ra, thị trường ôtô của Việt Nam trong thời gian vừa qua không phải không chuyển động, nhưng nếu có thêm các chính sách kích thích tiêu dùng thì tăng trưởng chắc chắn sẽ ở mức cao hơn. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có niềm tin vào thị trường hơn và sẽ chủ động đầu tư hơn. Do vậy, việc ban hành chiến lược và quy hoạch lần này mới chỉ thể hiện Việt Nam quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp ôtô. Còn việc thành công hay không lại phụ thuộc nhiều vào việc ban hành các chính sách. Chúng ta cần phân biệt là, Chiến lược và Quy hoạch này là để phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, chứ không phải để cho người Việt Nam có ôtô đi.

Chiến lược đề ra là một chuyện nhưng liệu chúng ta có áp dụng, thực thi thành công trên thực tế hay không lại là chuyện khác. Nhìn rông ra và dựa vào hoàn cảnh hiện tại chúng ta vẫn thấy ngành công nghiệp ô tô còn rất nhiều điểm bất cập. Sự lệ thuộc vào nước ngoài vẫn còn quá lớn, gần như chúng ta chưa thể đủ sức, đủ trình độ để tự gia công trong nước. Nếu muốn phát triển cũng như cải thiện ngành thì đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách thích hợp và đúng đắn, sát với thực tế.

Năm Ảo

Mức độ khả thi của dự án lọc dầu Nhơn Hội

8:49 AM |
Dự án lọc dầu Nhơn Hội từng bị Bộ tài chính bác đề xuất áp dụng các chính sách như các dự án xây dựng những nhà máy lọc dầu trước nhưng sau khi xem xét lại đề xuất thì rất có thể dự án sẽ được tiến hành và dự kiến hoàn thành một phần vào năm 2019. Đây là nỗ lực của các cơ quan tỉnh Bình Định sau khi xin gia hạn thêm 2 tháng để củng có thêm các thủ tục cần thiết. Được biết dự án này sẽ do Tập đoàn dầu khí Thái Lan xây dựng vào năm 2015. Chi tiết blog tin tức Ảo Thiết xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Sau thời gian tái cấu trúc bộ máy, tìm hiểu thêm, Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) sẽ trình Thủ tướng kết quả nghiên cứu khả thi dự án Lọc dầu Nhơn Hội quy mô 25-30 tỷ USD.  

Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, sau hai tháng xin gia hạn để nghiên cứu củng cố thêm thủ tục và tái cấu trúc bộ máy, PTT tiếp tục thể hiện quyết tâm đầu tư dự án lọc dầu Nhơn Hội.

"Lãnh đạo Tập đoàn này đã thông báo với địa phương sẽ trình Thủ tướng dự án khả thi lọc dầu Nhơn Hội vào tháng 9 tới", ông Lộc cho hay. 

Tháng 9, PTT sẽ trình Thủ tướng dự án khả thi lọc dầu Nhơn Hội  xem xét, quyết định. Ảnh:Trí Tín.


Hiện tại trường Đại học Quy Nhơn đã ký kết với trường Đại học Shongkla (Thái Lan) xây dựng phương án đào tạo nguồn nhân lực. Đây là hợp tác chiến lược giữa hai trường đại học nhằm tăng cường khả năng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, trao đổi giảng viên và nghiên cứu khoa học; đồng thời chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho siêu dự án lọc dầu đầu tư tại Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định). 

Theo ông Lộc, trước đó, Bộ Tài chính từng cho rằng đề xuất cho phép dự án được áp dụng các chính sách tương tự như các dự án lọc hóa dầu đã và đang được triển khai tại Việt Nam là không phù hợp. Tuy nhiên, Bình Định đã có công văn giải trình, cho rằng khu kinh tế Nhơn Hội thuộc vùng bán đảo, địa bàn gặp nhiều khó khăn chứ không phải ở trung tâm TP Quy Nhơn nên cần được xem xét ưu đãi. 

Sau khi xem xét, Bộ Tài chính thay đổi quan điểm và đã gửi văn bản đến Văn Phòng Chính phủ góp ý về những ưu đãi cho dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội, đồng ý bổ sung vào quy hoạch ngành và áp dụng ưu đãi tương tự các dự án tại Nghi Sơn, Dung Quất và Vũng Rô.

"Thủ tướng đã đồng ý chủ trương, các Phó thủ tướng cùng nhiều Bộ, ngành Trung ương đã đồng tình, ủng hộ cao dự án lọc dầu Nhơn Hội. Tôi tin dự án này sẽ thành công và sớm được triển khai thời gian tới", ông Lộc lạc quan. 

Theo thiết kế ban đầu, tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội có công suất chế biến 660.000 thùng, tương đương 33 triệu tấn sản phẩm mỗi năm. Dự kiến dự án sẽ phân kỳ đầu tư làm hai giai đoạn, giai đoạn một có trị giá khoảng 21,5 tỷ USD, công suất 400.000 thùng.

Sau khi được Thủ tướng thông qua báo cáo khả thi, đến năm 2015, PTT sẽ hoàn thành việc lập hồ sơ, thiết kế kỹ thuật dự án. Năm 2016, tập đoàn này sẽ khởi công để có thể đi vào hoạt động từ năm 2019 và sau đó tiếp tục tính toán nâng công suất đầu tư giai đoạn 2, đa dạng thêm chủng loại sản phẩm.

Chưa biết dự án có được cấp phép và tiến hành hay không nhưng nếu đây là một dự án khả thi thì nó sẽ giúp chúng ta giải quyết thêm được một phần về hóa dầu, tránh lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài. Đây cũng là một dự án có kinh phí đầu tư rất lớn nên các cơ quan Nhà nước cần phải xem xét kỹ tính khả quan cũng như theo dõi chặt chẽ nếu nó được thông qua.
Năm Ảo

Giá xăng "hạ nhiệt" sau 14h ngày 28/7

8:18 AM |
Theo thông tin từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam thì sau 14h ngày 28/7/2014 giá xăng dầu sẽ giảm sau hai đợt tăng liên tiếp. Cụ thể mức giá giảm có thể từ 330 đồng cho đến 350 đồng tùy loại, tuy nhiên đợt giảm lần này không bao gồm dầu mazút. Đợt giảm giá lần này tuy không nhiều nhưng cũng làm "hạ nhiệt" phần nào tình hình giá xăng dầu trong nước. Chi tiết blog tin tức Ảo Thiết xin trích lại từ Vnexpress.net như sau:

Sau khi giảm, giá mỗi lít xăng RON 92 và RON 95 lần lượt còn 25.310 đồng và 25.810 đồng. 

xang-287-5533-1406532527


Theo yêu cầu của Liên bộ Tài chính - Công Thương, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam công bố giảm giá bán lẻ xăng dầu 330-350 đồng mỗi lít từ 14h ngày 28/7. Riêng dầu mazút do giá bán vẫn thấp hơn giá cơ sở, nên không thuộc diện phải giảm giá lần này.


Mức giảm ở vùng 2 (xa cảng biển, trung tâm) nhiều hơn 10 đồng mỗi lít so với vùng một.


Biểu giá bán lẻ xăng dầu của Petrolimex









Gia-xang-7820-1406532184

Thông báo phát đi trước đó của liên Bộ Tài chính - Công Thương cho biết, giá bán xăng hiện hành  vẫn thấp hơn giá cơ sở khoảng 275 đồng một lít. Giá cơ sở được tính dựa trên giá nhập về cộng chi phí, thuế, lợi nhuận định mức cho các doanh nghiệp xăng dầu. Tuy nhiên, nếu tính cả phần sử dụng Quỹ Bình ổn giá (670 đồng một lít), giá xăng bán lẻ cao hơn giá cơ sở khoảng 395 đồng một lít.


Theo yêu cầu của liên bộ, doanh nghiệp sẽ giảm sử dụng Quỹ Bình ổn xuống còn 600 đồng một lít và giảm giá bán lẻ phù hợp với quy định.


Các mặt hàng điêzen và dầu hỏa cũng phải giảm giá bán lẻ do đang cao hơn giá cơ sở 346 đồng một lít. Còn dầu madút, giá bán thấp hơn giá cơ sở nên liên bộ chỉ yêu cầu ngừng trích Quỹ Bình ổn.


Nếu tham chiếu theo giá hiện hành của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, thì mức giảm tối thiểu đối với xăng là 325 đồng một lít, dầu điêzen 0,05S và dầu hỏa là 346 đồng.










































Mặt hàng



Giá bán hiện hành



Giá cơ sở theo đúng quy định



Chênh lệch giữa giá bán hiện hành với giá cơ sở theo đúng quy định



(1)



(2)



(3) = (1)-(2)


1. Xăng RON 92

25.640



25.915



- 275


2. Dầu điêzen 0,05S

22.680



22.334



+ 346


3. Dầu hỏa

22.810



22.464



+ 346


4. Dầu madút 180CST 3,5S

18.510



18.536



- 26



Đây là lần điều chỉnh giá thứ 6 đối với mặt hàng xăng từ đầu năm nhưng là lần giảm giá duy nhất. Cách đây ba tuần, giá xăng vừa được điều chỉnh tăng mức mạnh nhất từ đầu năm, theo đó mặt hàng RON 92 lần đầu tiên vượt mức 26.000 đồng. 


Tại thị trường Singapore, giá xăng RON 92 trong một tuần qua liên tục đi xuống. Theo Hiệp hội Xăng dầu, giá cơ sở mặt hàng xăng trong vòng một tuần nay cũng liên tục đi xuống. Lãnh đạo của Hiệp hội Xăng dầu cũng thừa nhận, doanh nghiệp đang có lợi nhuận từ mặt hàng này.


Tuy giá xăng dầu có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao và chưa biết nó sẽ nằm ở mức này bao lâu. Chúng ta vẫn thấy một điều gần như là "quy luật" của giá xăng dầu khi tỉ lệ tăng luôn cao hơn tỉ lệ giảm và sau mỗi đợt giảm giá thì nó lại tăng rất nhanh chóng. Một vấn đề nữa là giá xăng dầu giảm nhưng chưa chắc tình hình vật giá sẽ giảm theo.

Năm Ảo

Giảm giá một nửa khi mua bánh trung thu online

4:44 AM |
Mặc dù vẫn chưa đến mùa bán bánh trung thu nhưng hiện nay trên website của những thương hiệu lớn đã bắt đầu bán hàng loạt, ngoài ra còn có những trang thương mại khác như Hotdeal, Muachung cũng có vài doanh nghiệp mua bán với mức giá rất hấp dẫn. Dù mới gần bước qua tháng 7 âm lịch nhưng hiện các chương trình giảm giá cũng đã được áp dụng để thu hút khách hàng. Chi tiết blog tin tức Ảo Thiết xin trích lại từ Vnexpress. net như sau:

Thị trường bánh Trung thu thường sôi động từ sau Rằm tháng 7. Các nhãn hiệu giữ giá bán bánh đến khoảng đầu tháng 8 Âm lịch mới giảm giá để đẩy nhanh lượng tiêu thụ. Năm nay mùa bánh đến sớm hơn và đợt giảm giá cũng đã bắt đầu trên nhiều website bán hàng dù còn vài ngày nữa mới bước sang tháng 7 Âm lịch.


Tại Hotdeal, hiện có tới 7 gian hàng của nhiều doanh nghiệp khác rao bánh với mức giảm giá dao động 30-50%. Một combo 4 bánh mang nhãn hiệu Đồng Khánh có giá 210.000 đồng, nhưng được giảm 32% còn 142.000 đồng. Hay hộp 6 bánh Lafeve loại 170gram một trứng, được giảm 46% so với "giá gốc" 500.000 đồng.












trungthu-2486-1406257011

Nhiều website mua bán trực tuyến giảm giá tới 50%. Ảnh: Anh Quân



Một số website khác như Muachung, Cungmua... cũng xuất hiện nhiều quảng cáo giảm giá tới 50% với đa dạng các mặt hàng. Nhiều đơn vị còn bán những hộp bánh được gắn thêm tên ngoại bắt mắt. Chẳng hạn bánh trung thu rau câu Malaysia hộp 4 bánh giảm giá bằng phiếu mua hàng 50%. 


Không chỉ những gian hàng trực tuyến, website của một số đại lý cung cấp bánh Trung thu cũng khuyến mãi kích cầu bằng cách tặng kèm quà. Tại website của một đại lý trên đường Lê Cao Lãnh quận Tân Phú, đơn vị này đưa ra khuyến mãi tặng bộ chén hoặc bình trà cao cấp cho đơn hàng từ 25 hộp trở lên, đồng thời in logo miễn phí cho các đơn hàng có số lượng 50 hộp…


Các điểm bán bánh trên địa bàn TP HCM năm nay cũng khởi động sớm hơn. Tại ngã sáu Minh Khai (quận 1), Phan Đình Phùng (Phú Nhuận), Cộng Hòa (Tân Bình)... bánh tại các cửa hàng của Bibica, Kinh Đô, Đồng Khánh hay Như Lan đã được bày lên kệ. Mức giá trung bình vẫn ở mức 35.000-65.000 đồng một chiếc. Riêng một số dòng sản phẩm cao cấp có giá từ 1-3 triệu đồng một hộp với đủ các hương vị. Giá của các dòng sản phẩm này năm nay tăng khoảng 5-10%.


Chủ một số gian hàng bán tại TP HCM cho hay, do mới đầu mùa nên một số sản phẩm bán lẻ chưa áp dụng hình thức khuyến mãi. Tuy nhiên, nếu mua với số lượng lớn, các đơn vị này sẵn sàng đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn. Cụ thể với đơn hàng trên 10 hộp sẽ được giảm 5%, mua 30 hộp được chiết khấu 10%, số lượng càng nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao. Còn bánh Trung thu Như Lan (đơn vị làm bánh truyền thống) đưa ra mức chiết khấu 2-3% nếu khách mua khoảng 20 hộp.


Mặc dù giảm giá mạnh, chiết khấu hấp dẫn, sức mua tại các trang web cũng như đại lý vẫn èo uột. Hầu hết nhân viên tại các cửa hàng ở TP HCM đều cho biết một ngày bán không nổi chục hộp. Họ hy vọng sang đầu thánh 7 (âm lịch) sức mua sẽ tăng mạnh.


Về phía đơn vị sản xuất, hầu hết các doanh nghiệp đều cho biết lượng hàng năm nay khá dồi dào, tăng 5- 10% so với mọi năm. Cụ thể, Công ty Kinh Đô cho hay sẽ cung ứng ra thị trường 2.800 tấn bánh, với sản lượng tăng 12-25% tùy dòng bánh.


Còn Công ty cổ phần Bibica sẽ bán ra thị trường 550 tấn thay vì 500 tấn như năm ngoái. Giá các sản phẩm này cũng tăng 5-10%. Nguyên nhân khiến giá tăng so với cùng kỳ là vì nguyên liệu đầu vào tăng cao. Mặt khác, chi phí điện, nước xăng dầu đua nhau đẩy giá lên khiến chi phí sản xuất vẫn thay đổi nên đơn vị này buộc phải tăng giá bán.


Phó tổng giám đốc công ty này cho biết thêm, thay vì sản xuất cùng một khẩu vị như năm ngoái, công ty sẽ tung ra sản phẩm theo vùng miền, phù hợp khẩu vị. Hiện, các đơn vị này đều cho biết, do mới vào mùa nên sức mua chưa có. Tuy nhiên, họ tin tưởng đến đầu tháng 7( âm lịch) thị trường sẽ nhộn nhịp.


Chắc chắn với nguồn cung cấp tăng thêm trong năm nay thì số lượng cung ứng ra thị trường rất lớn. Những đối mới trong sản xuất theo nhu cầu của người dùng cũng là một phương pháp hay để kích thích người mua. Hiện tại vẫn chưa vào đúng thời điểm nên sức mua có phần hạn chế nhưng có lẽ các doanh nghiệp cũng không nên quá kỳ vọng vì thực tế tình hình vật giá leo thang thì khó lòng mà người dân có thể thoải mái mua mà không suy nhgĩ được.

Năm Ảo

Kinh doanh game online: dễ hay khó?

3:47 AM |
Thị trường game online vẫn luôn được đánh giá là một thị trường rất tiềm năng ở Việt Nam và nó vẫn chưa được khai thác cũng như tận dụng đúng mức. Chúng ta vẫn không thấy được nhiều game nổi bật hay gây tiếng vang lớn trong cộng đồng. Nhưng kể từ khi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông thu hút được sự chú ý của người chơi trong nước và thế giới, đem lại một nguồn lợi nhuận lớn thì nó mới được nhìn nhận lại một cách chính xác hơn. Chi tiết blog tin tức Ảo Thiết xin trích lại từ Vnexpress như sau:

Hơn 70% game đang được phát triển dành riêng cho smartphone và hàng nghìn trò chơi mới được tải mạng mỗi ngày, là minh chứng cho thấy cơ hội đầy tiềm năng với kinh doanh game di động.

Đầu năm 2014, giới làm game xôn xao về tên tuổi Nguyễn Hà Đông, tác giả của trò chơi Flappy Bird trên các thiết bị di động với hàng triệu lượt tải và nhiều game "nhái" theo. Áp lực đã khiến chàng cựu sinh viên trường Bách Khoa phải gỡ trò chơi, song đến nay Flappy Bird vẫn là một câu chuyện đáng phân tích, mổ xẻ trong ngành công nghệ cũng như lập trình viên Việt Nam.


"Thành công của Flappy Bird minh chứng một điều là thị trường game còn rất nhiều tiềm năng và nhiều thú vị. Ai cũng có cơ hội vàng như nhau để tạo ra điều kỳ diệu như Flappy Bird từng mang lại", hãng Appota đánh giá.












game-JPG-5824-1405352618

Games vẫn tiếp tục là danh mục được ưa thích nhất của các lập trình viên. Nguồn: Appota



Chia sẻ với VnExpress.net, anh Lê Hồng Sơn - CEO một Studio phát triển game tại Hà Nội cho biết anh đã bắt đầu tìm hiểu thị trường ngay khi thế giới chuyển dịch sang xu hướng dùng điện thoại di động nhiều hơn và tập trung giải trí trên thiết bị này. Đầu năm 2013, nhận thấy cơ hội đã đến, từ việc tập trung phát triển game và các ứng dụng trên web, anh chuyển hẳn vào mobile.


"Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường game lớn nhất Đông Nam Á, nhưng game mobile mới thực sự bùng nổ từ năm 2013. Với sự phát triển của công nghệ và việc phổ thông hóa smartphone như hiện nay, game mobile đang có nhiều thuận lợi để phát triển", vị CEO này đánh giá.


Anh Phạm Công Hoàng - Phó Tổng giám đốc FPT Online phụ trách khối game cũng nhận xét sau câu chuyện của Nguyễn Hà Đông, giới làm game mobile tại Việt Nam đã bùng phát. Rất nhiều người đang làm game trên PC chuyển sang làm game mobile hoặc tham gia mới vào thị trường này bởi họ có một hình mẫu để học theo.


Giám đốc một công ty game mới thành lập tại Cầu Giấy cho biết sau nhiều năm làm nhân viên cho một đơn vị lớn tại Việt Nam, anh cùng bạn bè hùn vốn một tỷ đồng để tự làm ăn. Ban đầu, công ty sẽ phải chuẩn bị các chi phí để thuê chỗ làm việc, mua máy móc, nhất là điện thoại di động vì làm game đòi hỏi cần test, chi phí cho nhân viên, thuê server, quảng cáo...


"Công ty làm game hay kinh doanh bất cứ ngành nghề nào cũng cần những chi phí cơ bản như chi phí văn phòng, trả lương… nhưng không quá nhiều. Điều quan trọng nhất khi phát triển game mobile không nằm ở vấn đề tài chính mà là định hướng cho toàn đội. Dựng được một đội phát triển game đã khó, hướng cả đội đi theo một hướng chung còn khó hơn", anh Lê Hồng Sơn bộc bạch.


Không chỉ doanh nghiệp, nhiều lập trình viên cũng nung nấu ý tưởng tự sáng tạo nên các trò chơi để trải nghiệm sự thành công, do game mobile có nhiều đất để phát triển. Lê Hoàng Dương - một lập trình viên 28 tuổi cho biết cách đây ba tháng, anh đã tự chi tiền để xây dựng một game trên mobile, dựa trên ý tưởng bảo vệ môi trường và cứu động vật quý hiếm (Rescue your pet). "Đây là lần đầu tiên mình bỏ tiền ra làm game. Số tiền bỏ ra không cần quá lớn, song điều quan trọng nhất là ý tưởng", lập trình viên trẻ này bày tỏ.












gamew-3518-1405395668

Bỏ ra 10 triệu đồng, Dương đang kỳ vọng thu về gấp đôi số tiền đã bỏ ra từ bimgear. Ảnh: Anh Quân



Noi theo kinh nghiệm của tác giả Flappy Bird, Dương cho rằng hướng khả dĩ nhất cho những người start up (khởi nghiệp) từ game chính là phát triển các trò chơi nhỏ, với giao diện đơn giản song tạo cho người dùng cảm giác nhân vật dễ thương, ngộ nghĩnh với độ khó ngày càng cao.


Chung hướng như Dương, nhiều bạn trẻ cũng đang "cày cục" tự viết game để theo đuổi đam mê cũng như kiếm thu nhập. Bùi Xuân Thăng - một lập trình viên liên quan đến âm nhạc quyết định không đi làm mà ở nhà để làm game. Thậm chí, anh Tuấn - một người đang có công việc ổn định tại cơ quan nhà nước cũng đang tính đầu tư để viết trò chơi trên mobile.









Theo nghiên cứu của Mwork, quy mô thị trường game mobile Việt Nam năm 2014 sẽ gần như tương đương với thị trường game trên máy tính (PC), với trị giá khoảng 210 triệu USD, gấp 3,5 lần so với năm 2012 (60 triệu USD). Trong khi đó, thị trường game PC tăng trưởng chậm hơn, doanh thu nhích từ 220 triệu USD năm 2012 lên 291 triệu USD năm 2014.

Thu nhập của game mobile, được những nhân vật trong ngành nhận định chủ yếu đến từ quảng cáo. Ngay sau khi hoàn thiện, tác giả có thể đưa trò chơi lên các chợ ứng dụng lớn như Google Play, Apple Store... để thu hút người chơi và có thu nhập từ quảng cáo đính trong trò chơi. Mỗi lượt quảng cáo hiện lên trên màn hình người chơi, số tiền thu về khoảng 0,02 đôla Mỹ hoặc tùy theo nhà cung cấp công cụ. Nếu được khoảng 50.000 lượt tải về, nhà phát triển game hưởng 1.000 USD từ quảng cáo.


Theo anh Lê Hồng Sơn, quảng cáo chỉ là hướng đi ban đầu, ngoài ra các game mobile sẽ đều áp dụng thêm hình thức In-app Pucharse (Bán vật phẩm trong game). "Game mobile có rất nhiều cách tạo doanh thu. Từ các mô hình hợp tác quảng cáo như game Bắt Chữ, Flappy Bird,... bán đồ trong game, thậm chí doanh thu cũng có thể đến từ việc người dùng phải trả tiền để tải game đó về, miễn là sản phẩm đủ hay và chất lượng", vị này nói.


Tuy nhiên, cộng đồng làm game mobile cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn không lường trước được. Với các cá nhân làm game độc lập, khó nhất là tìm người chơi. Doanh thu chỉ có khi trò chơi được người dùng tải về. Muốn vậy, game phải đứng ở những vị trí đầu trên các kho ứng dụng và muốn vậy tác giả sẽ phải chi tiền để quảng cáo, giữ chỗ cho game của mình. Theo Dương, đây là điều cực khó với những cá nhân tự đi làm game vốn không có nhiều tiền bởi mỗi ngày có hàng nghìn game được tải lên kho ứng dụng, trong đó có nhiều game có từ khóa giống hết nhau, cạnh tranh rất lớn.


Với các công ty, anh Sơn cho biết doanh thu lớn nhưng đồng nghĩa với đó là rủi ro cao. Không phải ai cũng có thể chấp nhận việc bỏ ra cả tỷ đồng nhưng có thể thất bại chỉ sau 6 tháng tới một năm nếu game không được cộng đồng đón nhận.


Ngoài ra, nếu đầu tư vào mảng này cần có một hướng đi rõ ràng và nghiêm túc. "Ở Việt Nam, rất nhiều các team, công ty được mở ra với mục đích làm game mobile hướng đến sinh lợi nhanh nhưng chỉ sau vài tháng hoặc một năm không có kết quả là tự động giải thể, đó là kết quả của việc không tập trung vào sản phẩm và thiếu tầm nhìn", vị này CEO này phản ánh.


Biết việc phát triển game rất vất vả, thành công không thể đến nhanh nhưng cộng đồng làm game mobile cho biết trên hết vẫn là niềm đam mê và nhiệt huyết. "Game mobile vẫn là thị trường mới đầy tiềm năng và là vùng đất mới chưa được khai phá hết, mặc dù có nhiều sự cạnh tranh khốc liệt nhưng cơ hội ở đây được chia đều cho tất cả miễn là biết cách nắm bắt nó”, anh Sơn nhận xét.


Trong khi đó, với nhóm của Dương, sắp tới anh và các bạn trẻ sẽ tiếp tục sáng tạo thêm nhiều game mới. Nếu cộng dồn nhiều game lại, các lập trình viên có thể kiếm được hàng nghìn USD. "Mình tự tin với các ý tưởng", cậu lập trình viên này nhấn mạnh.


Mơ ước của cộng đồng làm game mobile độc lập là có một sân chơi, có mô hình và cơ cấu tổ chức tương tự với các sân chơi truyền hình hiện nay ở Việt Nam để các cá nhân làm game có dịp được tỉ thí và trình bày những sản phẩm, Dương bộc bạch.


Sau thành công của Flappy Bird thì đã có rất nhiều bạn trẻ cũng mong muốn tìm một lối đi riêng cho mình. Thị trường game vẫn chưa được khai thác triệt để, cơ hội vẫn còn cho rất nhiều người, dù chỉ là cá nhân thì họ vẫn có cơ hội thành công nhưng quan trọng là chúng ta có được ý tưởng hay cũng như nắm bắt được xu hướng để tạo bước đột phá hay không.

Năm Ảo

Giá vàng có dấu hiệu tăng trở lại

3:32 AM |
Sau một thời gian có dấu hiệu tụt giảm thì ngày hôm qua giá vàng đã có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc tăng giá lần này là do vụ tai nạn thảm khốc của máy bay MH17. Giá vàng tăng cao là do mọi người sợ vụ tại nạn sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng địa chính trị. Thông tin chi tiết blog Ảo Thiết xin trích lại từ Vnexpress.net như sau:

Giá vàng đã tăng 18 USD lên 1.318 USD mỗi ounce do lo ngại căng thẳng địa chính trị, sau khi một máy bay chở khách Malaysia gặp nạn tại vùng chiến sự Ukraine.

Phiên sáng nay, giá vàng có lúc lên tới 1.323 USD mỗi ounce. Đến 7h30 (giờ Hà Nội), giá này chỉ còn 1.318 USD, tương đương  33,73 triệu đồng một lượng (chưa tính thuế, phí, gia công). Giá đóng cửa hôm qua tại thị trường trong nước xoay quanh 36,7-36,82 triệu đồng.












vang-6-5485-1405643544

Giá vàng thế giới tăng vọt sau tin tức về tai nạn máy bay. Ảnh: Anh Quân



Hôm qua, một máy bay chở 298 người của hãng hàng không Malaysia Airlines đã rơi ở phía đông Ukraine, nơi đang có chiến sự. Giới chức Ukraine nghi máy bay bị bắn bằng tên lửa phòng không. Việc này đã đẩy giá vàng lên cao nhất một tháng do lo ngại khủng hoảng địa chính trị.


Chỉ số Thomson Reuters/Core Commodity CRB theo dõi giá của 19 loại hàng hóa đã tăng ngày thứ 2 liên tiếp, bật lên từ đáy 5 tháng hôm đầu tuần. "Môi trường vĩ mô đang đầy rẫy những căng thẳng địa chính trị và các loại hàng hóa trú ẩn như vàng hay dầu đều được mua vào", Adam Sarhan – cố vấn tài chính tại Sarhan Capital cho biết.


"Khi tin tức về tai nạn được công bố, lượng mua trên thị trường vàng đã tăng điên cuồng", Phillip Streible – nhân viên môi giới hàng hóa cấp cao tại RJ O'Brien cho biết.


Không chỉ vàng, thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua cũng bị ảnh hưởng bởi tai nạn này. S&P 500 giảm 0,7% chỉ trong một giờ, còn Nasdaq mất 1%. Dù vậy, đến cuối phiên, thị trường đã ổn định phần nào. S&P 500 chỉ mất 0,4%, Dow Jones mất 0,1% và Nasdaq giảm 0,5%.


Những kết quả chính trị hay biến động trên thế giới đều ảnh hưởng đến thị trường vàng cũng như những thứ khác như dầu,... Với tính hình bất ổn này có thể giá vàng vẫn sẽ còn tăng cao trong thời gian tới vì sức mua đang tăng mạnh trở lại trong những ngày gần đây.

Năm Ảo

Các cửa hàng đồng loạt giảm giá tại sân bay Tân Sơn Nhất

2:40 AM |
Xuất phát từ phản ánh của khách khi mua đồ ăn tại các cửa hàng trong sân bay Tân Sơn Nhất với giá cao ngất ngưởng, trong khi đồ ăn thì lại không "chất lượng" như giá thì cảng vụ hàng không miền nam đã có quyết định yêu cầu các doanh nghiệp đang kinh doanh tại đây phải giảm giá ngay một số mặt hàng. Tiêu biểu như nước uống, phở, mì tôm,... và thời hạn để giảm giá là 16h ngày 17/7/2014. Chi tiết blog tin tức Ảo Thiết xin trích lại từ Vnexpress.net như sau:

Cảng vụ Hàng không miền Nam yêu cầu chậm nhất đến 16h ngày 17/7, các đơn vị kinh doanh mặt hàng phi hàng không phải giảm giá ngay 5 món thực phẩm thông dụng là nước uống, phở, cơm, bún, mì tôm. Trao đổi với VnExpress, đại diện nhà hàng Confetti thuộc Công ty Sóng Việt đang kinh doanh tại sân bay Tân Sơn Nhất cho biết đã tiến hành giảm giá hàng loạt các mặt hàng thức ăn và nước uống ngay từ hôm nay, 16/7.












san-bay-1-1836-1405506804

Đồ ăn, thức uống tại sân bay Tân Sơn Nhất đồng loạt hạ giá trước một ngày. Ảnh: NLD



Nước đá chanh tại cửa hàng này giảm từ 45.000 đồng một ly xuống còn 25.000 đồng; trà lipton sữa đá từ 46.000 đồng xuống còn 29.000 đồng một ly. Dừa tươi bán 39.000 đồng một trái thay vì 45.000 đồng, nước Lavie giảm 3.000 đồng, còn 20.000 đồng một chai. Ngoài ra, cửa hàng còn phục vụ trà đá, nước suối với giá 5.000 đồng một ly.


Về thức ăn, nhà hàng bán bổ sung phở, bún tô nhỏ 49.000 đồng thay vì trước đây chỉ bán tô lớn 99.000 đồng. Ngoài ra còn có các mặt hàng thuộc phân khúc phổ thông như mì gói, cơm có giá 19.000-49.000 đồng một phần.


Quản lý nhà hàng Confetti chia sẻ, giảm giá bán có thể khiến việc kinh doanh thêm khó khăn do chi phí mặt bằng và tiền điện hàng tháng khá đắt đỏ, cộng thêm tình hình chung sân bay đang vắng khách. "Thật ra không phải chúng tôi tùy tiện muốn bán giá nào cũng được. Mọi mặt hàng đều phải đăng ký giá với cảng vụ. Trước đây lấy doanh thu bù chi phí, hàng tháng lợi nhuận của nhà hàng cũng rất khiêm tốn", ông giãi bày.


Đã ứng phó với việc điều chỉnh giá hàng hóa từ cách đây 6 tháng, đại diện Trung tâm thương mại Tân Sơn Nhất cho biết cách đây 2 tuần đơn vị này đã giảm phở, hủ tiếu từ 65.000 đồng một tô xuống còn 55.000 đồng. "Nhờ xác định rõ phải thay đổi ngay từ đầu năm 2014, chúng tôi đã liên lạc với các nhà cung ứng để cân đối giá cả đầu ra đầu vào nên ít bị ảnh hưởng hơn", ông nói.


Giám đốc Auto Grill VFS, Nguyễn Hữu Minh cho biết, doanh nghiệp đang gấp rút điều chỉnh giá cả các mặt hàng thực phẩm đồ uống. Cuối ngày 16/7 hoặc chậm nhất là sáng 17/7 sẽ trình bảng giá với Cảng vụ Hàng không miền Nam.


Theo đó, phở trước đây bán giá 85.000-95.000 đồng một tô nay có thêm tô nhỏ giá 55.000 đồng. Nhà hàng cũng bổ sung thêm thực phẩm bình dân như mì ly giá 28.000 đồng một phần để khách hàng có sự lựa chọn suất ăn cơ bản hay suất ăn đặc biệt.


"Việc giảm giá theo quy định mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận vì phí thuê mặt bằng khá cao và chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên cảng vụ cũng 'bật đèn xanh' sẽ điều chỉnh phí thuê mặt bằng xuống nên doanh nghiệp cũng đỡ lo", ông Minh tiết lộ.


Yêu cầu giảm giá dịch vụ được Cảng vụ Hàng không miền Nam đưa ra trong cuộc hiệp thương đầu tuần này, sau những phản ánh đồ ăn thức uống tại sân Tân Sơn Nhất vừa đắt mà phục vụ không tương xứng. Câu chuyện giá dịch mỳ tôm nước uống thậm chí còn lên bàn thảo luận của Thường vụ Quốc hội ngày 15/7, khi Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng định đưa các mặt hàng và dịch vụ này vào diện quản lý giá của Nhà nước.


Tại cuộc hiệp thương, các đơn vị kinh doanh giãi bày giá bán sản phẩm, dịch vụ cao là do chi phí đầu vào rất cao. Chẳng hạn một bát phở, tiền vốn bỏ ra chiếm 50-65% giá bán, 20-25% là tiền thuê mặt bằng, chưa kể tới trang thiết bị, điện nước, nhân công. Lợi nhuận doanh nghiệp thu về, theo các đơn vị này rất thấp, chỉ khoảng 10%.


Việc giảm giá này khiến các doanh nghiệp phải "than vãn" vì chi phí đầu tư ở đây rất cao, tuy vậy thì sắp tới cảng vụ sẽ có biện pháp hỗ trợ. Đợt giảm giá này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, có người thấy hợp lý nhưng cũng có người nghi ngờ khi giảm giá thì chất lượng bữa ăn cũng giảm theo. Và dù thế nào thì có lẽ khách hàng vẫn là người trực tiếp chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Năm Ảo

Apple đang "xâm chiếm" thị trường Việt Nam

7:26 AM |
Trên thị trường công nghệ, Apple vẫn đang là một thương hiệu vô cùng nổi tiếng và có sức ảnh hưởng rất lớn. Nhưng hiện nay những ông lớn công nghệ khác cũng đang từng ngày thay đổi để cạnh tranh với Apple, đặc biệt là nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc - Samsung. Và một thị trường tiềm năng rất lớn vẫn chưa được đầu tư đúng mức, đó chính là thị trường tại Đông Nam Á nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Nhận thấy được điều này nên quãng thời gian gần đây, Apple đã có kế hoạch chiếm lĩnh thị phần ở nước ta. Chi tiết blog tin tức Ảo Thiết xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Bích Ngọc kiếm được dưới 60 USD (1,2 triệu đồng) mỗi tuần và vừa sinh con nhỏ, nhưng cô vẫn lấy tiền tiết kiệm 4 tháng mua chiếc iPhone mới nhất để gây ấn tượng với những đồng nghiệp dùng đời cũ hơn.

"Tôi thích iPhone vì nó nhỏ, nhẹ và tinh tế. Ai nhìn cũng có vẻ ghen tị", Ngọc - kế toán 24 tuổi tại Hà Nội cho biết.


Những khách hàng như cô là lý do Apple đang tập trung vào thị trường Việt Nam và cả Đông Nam Á để cạnh tranh với Samsung. Những người này sẵn sàng chi vài tháng tiền lương để mua một chiếc iPhone hoặc iPad. Apple cũng đang hợp tác với FPT - hãng công nghệ niêm yết lớn nhất Việt Nam, để mở thêm nhiều cửa hàng tại các thành phố lớn.


"Một trong các chiến dịch lớn nhất của Google đang diễn ra tại Đông Nam Á. Nếu nhìn vào các con số, anh sẽ thấy Android đã vượt Apple về số smartphone và đang tiến xa trong mảng máy tính bảng", Tim Bajarin - Chủ tịch hãng tư vấn công nghệ Creative Strategies cho biết.












iPhone-4982-1405487700

Apple đang hướng tới thị trường Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: AFP



Các smartphone chạy hệ điều hành Android của Google hiện chiếm 78% thị phần toàn cầu, tăng 66% so với năm 2012, theo hãng nghiên cứu Gartner. Iphone của Apple xếp nhì với 16%, giảm so với 19% trước đó. Thị phần máy tính bảng của Apple cũng giảm từ 53% xuống 36% năm ngoái. Trong khi số liệu này của Samsung lại tăng hơn gấp đôi lên 19%.


Động thái tấn công vào thị trường Đông Nam Á diễn ra sau khi Apple tuyên bố hợp tác với IBM nhằm mở rộng công nghệ điện thoại sang phân khúc khách hàng doanh nghiệp, với các phần mềm dành riêng cho doanh nghiệp được trang bị trên iPhone và iPad. Apple dự định hợp tác với IBM trong các mảng phân tích dữ liệu, công nghệ đám mây và di động.


Các sản phẩm của Apple rất phổ biến tại Việt Nam - nơi giới trẻ rất chuộng thương hiệu, ông Nguyễn Lâm - Giám đốc IDC Việt Nam cho biết. Ông dự đoán số smartphone bán ra tại Việt Nam sẽ tăng 56% lên 12 triệu chiếc năm nay. Apple cũng sẽ có phần kha khá từ đó. "Có rất nhiều thương hiệu giá rẻ, nhưng đây mới là sản phẩm thể hiện địa vị xã hội và gu thời trang", ông cho biết.


Doanh số iPhone tại Việt Nam đã tăng hơn gấp 3 nửa đầu tài khóa này, CEO Tim Cook cho biết cuối tháng 4. Năm 2012, FPT cũng cho xây dựng các cửa hàng F.Studio phỏng theo đại lý của Apple tại các nước phát triển với các nhân viên nói tiếng Anh được chính Apple đào tạo.


Vương Hà - một khách hàng cho biết: "Ở đây, tôi có thể tin tưởng vào chất lượng và còn được nhân viên hỗ trợ. Tôi không dám cầm từng này tiền đi mua iPhone ở chỗ khác". Cô đã hoãn mua điện thoại cho đến khi F.Studio đầu tiên mở cửa tại Hà Nội, do sợ mua phải hàng giả.


Là nhà đối tác bán lẻ cấp cao (premium reseller) của Apple tại Việt Nam, FPT được quyền phối nhiều sản phẩm, từ iPod đến iPhone. CEO FPT - ông Bùi Quang Ngọc cho biết trên Bloomberg rằng trong nhiều năm trước, Apple từng từ chối hợp tác với FPT. Vì vậy, "khi họ bắt đầu chú ý đến Việt Nam, đây đúng là sự thay đổi đáng kể. Đông Nam Á là một thị trường lớn", ông nói.


"Chúng tôi từng hợp tác với nhiều công ty, như Oracle, IBM, HP, Nokia, Samsung, Motorola. Nhưng Apple rất đặc biệt. Họ khắt khe và không dễ làm việc", ông cho biết. Trước khi được nhận vào F.Studio, các nhân viên sẽ phải trải qua nhiều cuộc phỏng vấn và kỳ huấn luyện tăng cường từ các giám sát viên FPT được đào tạo bởi Apple.


Việc này sẽ giúp Apple kiểm soát chặt chẽ thương hiệu của họ, Matthew Crabbe – Giám đốc Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương tại Mintel cho biết.


Apple cũng đang tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á khi hợp tác với các chuỗi cửa hàng tại Malaysia và Thái Lan. 26% doanh thu quý I của Apple đến từ châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, 20% là đóng góp của Trung Quốc.


Theo Crabble, cuộc chiến giành khách hàng của Apple đã chuyển trọng tâm sang Đông Nam Á. Đầu năm nay, Indonesia đã chấp thuận đề nghị mở cửa hàng đầu tiên của Apple trong khu vực.


"Trung Quốc là một thị trường lớn, nhưng cạnh tranh rất cao và cũng đã bão hòa rồi. Đông Nam Á có lực lượng người tiêu dùng tiềm năng hơn. Apple hiểu rõ một khi đã muốn tấn công, thì phải làm thật nhanh. Họ sẽ phải xây dựng bản thân, kết nối với khách hàng. Mọi thứ đang được tiến hành rất tốc độ", Crabble cho biết.


Đây có lẽ là một hướng đi rất đúng đắn của Apple vì thị trường Việt Nam là thị trường rất tiềm năng và đặc biệt là thương hiệu của quả táo khuyết có sức hấp dẫn rất lớn với người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập khá. Trong thời gian sắp tới, chắc chắn sẽ có một cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và chúng ta hãy cùng chờ xem ai là người chiến thắng nhé.

Năm Ảo

Vì sao giá xăng dầu tăng chứ không giảm?

3:19 AM |
Một trong những tin tức được rất nhiều người dân quan tâm hiện nay đó chính là tình hình giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian gần đây. Giá xăng biến động là do thị trường xăng dầu thế giới có xu hướng tăng. Nhưng trong đợt điều chỉnh này Bộ tài chính đã công khai cơ cấu tính giá xăng và trong đó người dân đã phải chịu một khoản thuế khá cao.

xang-tang


Hình minh họa


Chi tiết bog tin tức Ảo Thiết xin trích lại từ Vnexpress.net như sau:

Tiền thuế, phí đang chiếm một phần ba trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu, nhưng Bộ Tài chính chưa tính đến phương án giảm vì lo ảnh hưởng tới ngân sách.  

Lần đầu tiên sau nhiều năm, khi quyết định điều chỉnh giá xăng dầu tối 7/7, Bộ Tài chính công khai cơ cấu tính giá. Theo phụ biểu này, một lít xăng RON 92 về Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu (18%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10%), thuế bảo vệ môi trường (1.000 đồng), thuế giá trị gia tăng (10%), tương đương 8.244 đồng.


Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng, giá CIF nhập xăng về cảng là 16.444 đồng mỗi lít, sau khi tính tất cả các chi phí, lợi nhuận định mức, thuế, và trích quỹ bình ổn, giá cơ sở lên đến 26.148 đồng một lít. Để chia sẻ lợi ích với người tiêu dùng và bù lỗ cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho phép sử dụng 500 đồng mỗi lít từ quỹ bình ổn giá, đưa giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng tối đa còn 25.648 đồng một lít.


Tại cuộc họp báo thường kỳ 6 tháng đầu năm của Bộ Tài chính diễn ra chiều 8/7, đa số các câu hỏi tập trung vào việc điều chỉnh giá xăng mạnh nhất kể từ đầu năm.  Một số ý kiến cho rằng, hiện sức cầu trên thị trường còn yếu. Giá xăng tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải nâng chi phí giá thành sản phẩm, càng làm sức cầu yếu hơn, nhà sản xuất không có động lực để vượt qua thời điểm khó khăn. "Tại sao Bộ chưa tính đến phương án giảm thuế để kìm giá xăng vì mặt hàng này đang phải gánh quá nhiều loại thuế", một ý kiến chất vấn. 


Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đã cân nhắc mọi phương án điều hành giá xăng dầu. Thuế là một khoản thu quan trọng của ngân sách nên phải cân nhắc rất kỹ nếu tăng hoặc giảm và cũng không thể thực hiện ngay lập tức. 


Các câu hỏi tại cuộc họp cũng tập trung đề nghị Bộ Tài chính làm rõ tác động của giá xăng tới diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Từ đầu năm tới nay, giá xăng tăng 5 lần với tổng cộng 1.430 đồng một lít. 


Ông Tuấn cho biết, mỗi lần tăng giá, cơ quan quản lý đều có đánh giá tác động tới CPI. "Khi điều chỉnh, chúng tôi đều cân đối việc sử dụng quỹ bình ổn để tránh gây sốc với điều hành giá, nên từ đầu năm CPI vẫn ở mức độ kỳ vọng của Chính phủ. Nếu không sử dụng Quỹ Bình ổn giá thì mức tăng còn nhiều hơn", vị này nhận định.


Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục mà giá xăng dầu tại liên tục tăng cao, gần như đạt mức kỷ lục sẽ làm cho vật giá leo thang, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp lại tăng lên và người chịu thiệt thòi nhất vẫn là người dân mà thôi.


Năm Ảo