Tìm giải pháp cho kinh doanh khách sạn sau dịch Covid-19
Thursday, May 14, 2020.
Posted by
Đặng Thanh Thái
Trong nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 thì mảng kinh doanh khách sạn thuộc dạng thảm hàng đầu, đặc biệt là những nơi có đối tượng khách hàng chủ yếu là người ngoại quốc.
Thiệt hại lớn nhất có thể là ngành du lịch, nhưng đi kèm theo chính là thị trường khách sạn. Tại các khu nghỉ dưỡng, du lịch nổi tiếng vốn nô nức biết bao khách Tây khách Tàu với khách Ta hàng ngày, nay đìu hiu vắng vẻ. Lượng khách giảm mạnh do dịch covid-19, nhân công cũng tản đi gần hết và chưa bổ sung dễ dàng như thuở đầu. Dù đã gần như hết dịch nhưng lượng khách vẫn rất ít, tương lai ngành khách sạn vẫn rất u ám.
Để phân tích rõ hơn cũng như đưa ra các thực tế làm luận chứng chắc chắn, mời các bạn theo dõi nội dung được dẫn lại từ báo VnExpress trong bài "Kịch bản nào cho thị trường khách sạn hậu Covid-19?" như sau:
Dù kịch bản nào, năm nay khách sạn cũng chứng kiến suy giảm trầm trọng công suất phòng và chỉ có thể khôi phục hoàn toàn hoạt động năm 2021.
Lý giải nhận định trên, Savills Việt Nam cho biết phần lớn khách sạn đều áp dụng chiến lược tạm ngưng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh để cắt giảm chi phí, chỉ giữ lại các nhân sự chủ chốt cũng như chuẩn bị kế hoạch hoạt động trở lại.
Những chiến lược này - theo Savills Việt Nam sẽ phần nào bù đắp sự sụt giảm doanh thu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các chủ khách sạn chưa thể định hình hoạt động trong thời gian tới do không nắm chắc thời gian cần có để nguồn cầu khách du lịch quay trở lại mức trước dịch.
Savills cho rằng những tác động kinh tế toàn cầu và diễn biến phức tạp của Covid-19 sẽ khiến việc phục hồi hoàn toàn của ngành khách sạn khó diễn ra trong năm 2020. "Việc khôi phục hoàn toàn có thể diễn ra vào năm 2021", đơn vị này dự báo.
Lý giải nhận định trên, Savills Việt Nam cho biết phần lớn khách sạn đều áp dụng chiến lược tạm ngưng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh để cắt giảm chi phí, chỉ giữ lại các nhân sự chủ chốt cũng như chuẩn bị kế hoạch hoạt động trở lại.
Những chiến lược này - theo Savills Việt Nam sẽ phần nào bù đắp sự sụt giảm doanh thu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các chủ khách sạn chưa thể định hình hoạt động trong thời gian tới do không nắm chắc thời gian cần có để nguồn cầu khách du lịch quay trở lại mức trước dịch.
Savills cho rằng những tác động kinh tế toàn cầu và diễn biến phức tạp của Covid-19 sẽ khiến việc phục hồi hoàn toàn của ngành khách sạn khó diễn ra trong năm 2020. "Việc khôi phục hoàn toàn có thể diễn ra vào năm 2021", đơn vị này dự báo.
Thông báo ngừng hoạt động vì Covid-19 của một khách sạn tại quận 1 (TP HCM). Ảnh:Nguyễn Nam.
Theo Savills, nhu cầu du lịch trong nước - đặc biệt là của nhóm du khách trẻ sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của ngành khách sạn sắp tới.
Trong khi đó, báo cáo của CBRE Việt Nam cho biết, tình hình thị trường khách sạn tại Hà Nội có nhiều tín hiệu khả quan hơn so với TP HCM
Phân khúc khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội sẽ phục hồi nhanh hơn khi các doanh nghiệp quốc tế bắt đầu trở lại hoạt động bình thường. Do khách sạn ở khu vực Đống Đa, Ba Đình luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhóm khách hàng làm việc tại các doanh nghiệp này.
Ngoài ra, khách nội địa và một số lượng nhỏ khách quốc tế từ khu vực Đông Bắc Á sẽ đóng vai trò dẫn dắt quá trình phục hồi của thị trường khách sạn Hà Nội sau khi dịch được kiểm soát.
Theo dự báo của CBRE Việt Nam, nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 6, giá phòng bình quân năm nay sẽ giảm 8-13% so với 2019. Còn công suất phòng giảm 46-51%. Nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 9, giá phòng bình quân sẽ giảm 15-20%, công suất phòng giảm 50-55% so với năm ngoái.
Riêng thị trường TP HCM, CBRE Việt Nam dự báo nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 6, giá phòng bình quân năm nay sẽ giảm 10-15%, công suất phòng giảm 40-45% so với 2019. Nguyên nhân do nhu cầu du lịch, đặc biệt là du khách từ các thị trường quốc tế đến Việt Nam sẽ phải mất một khoảng thời gian để phục hồi.
Nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 9, giá phòng bình quân sẽ giảm 17-22% so với 2019, công suất phòng cũng ước giảm 44-49%.
Tương tự, báo cáo của Tổng cục Du lịch dự kiến một kịch bản phục hồi chậm cho ngành du lịch khi lượt du khách quốc tế tới Việt Nam trong năm 2020 dự kiến giảm 70% so với năm 2019 nếu dịch được kiểm soát vào tháng 6. Ở kịch bản xấu hơn - dịch được kiểm soát vào tháng 9, lượt khách quốc tế sẽ giảm tới 75%.
"Trong bất kỳ trường hợp nào, năm 2020 sẽ chứng kiến sự sụt giảm chưa có tiền lệ về lượng khách du lịch, dẫn đến việc suy giảm trầm trọng công suất phòng ở thị trường khách sạn", Tổng cục Du lịch cho biết.
Theo Savills, nhu cầu du lịch trong nước - đặc biệt là của nhóm du khách trẻ sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của ngành khách sạn sắp tới.
Trong khi đó, báo cáo của CBRE Việt Nam cho biết, tình hình thị trường khách sạn tại Hà Nội có nhiều tín hiệu khả quan hơn so với TP HCM
Phân khúc khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội sẽ phục hồi nhanh hơn khi các doanh nghiệp quốc tế bắt đầu trở lại hoạt động bình thường. Do khách sạn ở khu vực Đống Đa, Ba Đình luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhóm khách hàng làm việc tại các doanh nghiệp này.
Ngoài ra, khách nội địa và một số lượng nhỏ khách quốc tế từ khu vực Đông Bắc Á sẽ đóng vai trò dẫn dắt quá trình phục hồi của thị trường khách sạn Hà Nội sau khi dịch được kiểm soát.
Theo dự báo của CBRE Việt Nam, nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 6, giá phòng bình quân năm nay sẽ giảm 8-13% so với 2019. Còn công suất phòng giảm 46-51%. Nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 9, giá phòng bình quân sẽ giảm 15-20%, công suất phòng giảm 50-55% so với năm ngoái.
Riêng thị trường TP HCM, CBRE Việt Nam dự báo nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 6, giá phòng bình quân năm nay sẽ giảm 10-15%, công suất phòng giảm 40-45% so với 2019. Nguyên nhân do nhu cầu du lịch, đặc biệt là du khách từ các thị trường quốc tế đến Việt Nam sẽ phải mất một khoảng thời gian để phục hồi.
Nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 9, giá phòng bình quân sẽ giảm 17-22% so với 2019, công suất phòng cũng ước giảm 44-49%.
Tương tự, báo cáo của Tổng cục Du lịch dự kiến một kịch bản phục hồi chậm cho ngành du lịch khi lượt du khách quốc tế tới Việt Nam trong năm 2020 dự kiến giảm 70% so với năm 2019 nếu dịch được kiểm soát vào tháng 6. Ở kịch bản xấu hơn - dịch được kiểm soát vào tháng 9, lượt khách quốc tế sẽ giảm tới 75%.
"Trong bất kỳ trường hợp nào, năm 2020 sẽ chứng kiến sự sụt giảm chưa có tiền lệ về lượng khách du lịch, dẫn đến việc suy giảm trầm trọng công suất phòng ở thị trường khách sạn", Tổng cục Du lịch cho biết.
Thoạt nhìn tình hình dịch bệnh covid-19 ở Việt Nam đã ổn nhưng các nước khác thì chưa tốt được như vậy. Thậm chí một số nước vẫn đang chống chọi với dịch bệnh một cách thê thảm, nên lượng khách du lịch nước ngoài khó có thể nói khi nào lại nô nức vào Việt Nam như trước. Hơn nữa, hết dịch cũng cần thời gian hồi phục cho cả nước ta và các nước bạn, vậy nên đến khi nào mọi thứ mới ổn thì rất khó nói.
Thanh Thái
Bài liên quan