Nhận định xung quanh nghi vấn điện thoại Trung Quốc thu thập dữ liệu

9:40 AM |
Mấy ngày nay trên các diễn đàn và trong cộng đồng mạng đang bàn tán rất sôi nỏi về việc điện thoại Trung Quốc được cho là bí mật đánh cắp dữ liệu người dùng, tiêu biểu trong đó là dòng sản phẩm của hãng Xiaomi. Chưa biết thực hư vấn đề này ra sao nhưng nó đã làm dấy lên một làn sóng lo ngại khi sử dụng những chiếc smartphone có xuất xứ từ Trung Quốc, một điều nữa là những sản phẩm này đang được bán khá rộng rải tại Việt Nam. Chi tiết vấn đề blog tin tức Ảo Thiết xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Ngoài Xiaomi, một số smartphone Trung Quốc khác đang được bán tại thị trường trong nước cũng âm thầm gửi thông tin người dùng đến máy chủ mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào.

10566236-833105090034217-16401-7711-3784-1406252557


Thử nghiệm của Số Hóa trên mẫu smartphone bị nghi ngờ “gián điệp” Redmi Note cho thấy, máy liên tục tạo kết nối đến địa chỉ IP 42.62.xx.xx. Thiết bị này trước đó đã được khôi phục cài đặt gốc, không cài đặt thêm phần mềm ngoài và không đăng nhập bất kỳ tài khoản nào. Địa chỉ mà Redmi Note trao đổi được xác định có máy chủ đặt tại Trung Quốc. Tiếp tục kiểm tra smartphone của hai nhà sản xuất Trung Quốc khác đang bán tại thị trường Việt Nam, máy cũng gửi thông tin đến máy chủ nhưng dùng địa chỉ IP khác.


Xiaomi cũng đã thừa nhận trên ChinaPost rằng Redmi Note tự động kết nối và tải dữ liệu lên máy chủ. Tuy vậy, thiết bị của hãng không gửi thông tin cá nhân mà chỉ là các hoạt động của người dùng để từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm. Trong khi đó trang tin công nghệ Đài Loan TechNews lại dẫn nguồn chứng minh Redmi Note gửi cả tin nhắn, hình ảnh cùng nhiều dữ liệu khác đến máy chủ tại Trung Quốc. Mẫu điện thoại của Xiaomi chỉ gửi dữ liệu khi kết nối mạng Wi-Fi và tự động ngắt khi dùng mạng di động.












xiaomi-note-connect-to-china-9132-1406203729

Bằng chứng cho thấy Redmi Note gửi dữ liệu tin nhắn về máy chủ Trung Quốc. Ảnh: TechNews.



Ông Nguyễn Ngọc Trung đại diện HTC Việt Nam cho biết, việc các hãng điện thoại thu thập thông tin người dùng là điều không hiếm gặp. Tuy vậy, các nhà sản xuất uy tín luôn thông báo rõ ràng với khách hàng và đưa ra những điều khoản cụ thể nhằm bảo mật dữ liệu, ví dụ, điện thoại HTC mặc định không kích hoạt tính năng thu thập dữ liệu người dùng mà chỉ thực hiện khi khách hàng cho phép trong cài đặt, ông Trung nói. Chia sẻ về nghi vấn “gián điệp” trên Xiaomi, đại diện HTC cho biết chưa thể kết luận về điều này song cũng đặt ra nhiều nghi vấn khi Redmi Note liên tục gửi dữ liệu đến máy chủ Trung Quốc mà không báo trước. "Ít nhất nhà sản xuất này chưa tôn trọng người dùng", ông Trung nhận xét.


Trên cả ba thương hiệu smartphone Trung Quốc Số Hóa thử nghiệm, các máy đều không hỏi người dùng có cho phép thu thập dữ liệu hay không, mà tự động kích hoạt. Trong khi đó các điện thoại của Apple, Samsung, HTC… luôn có bước xác nhận từ khách hàng trước khi gửi dữ liệu về máy chủ.


Với trường hợp của các smartphone Trung Quốc, chưa có kiểm chứng chính xác dữ liệu được gửi về có mục đích gì, được sử dụng ra sao và có được mã hóa trong quá trình tuyền tải hay không.












10581488-833106520034074-17753-6874-1166-1406252557

Các thương hiệu lớn thường hỏi khách hàng trước khi thăm dò thông tin.



Vấn đề khác đáng chú ý là mẫu điện thoại của Xiaomi chỉ gửi dữ liệu khi kết nối mạng Wi-Fi và tự động ngắt khi dùng mạng di động. Ý kiến trên TechNews cho rằng sản phẩm của nhà sản xuất Trung Quốc làm như vậy để tránh khách hàng phát hiện ra. Ông Ngọc Trung cho hay, thông thường các smartphone chỉ gửi dữ liệu cho nhà sản xuất khi máy kết nối Wi-Fi nhằm tránh mất chi phí cho người dùng và smartphone của Xiaomi có thể hoạt động trên cơ chế tương tự. Tuy vậy, thiết bị này cũng rất đáng ngờ khi kết nối liên tục đến máy chủ Trung Quốc trong suốt quá trình sử dụng, theo ông Trung, đây là vấn đề bất thường cần lưu tâm.


Trong giải thích của mình với ChinaPost, Xiaomi nói rằng những hành động của hãng là hoàn toàn phù hợp với chính sách bảo mật nơi mà sản phẩm bán ra. Các mẫu máy của nhà sản xuất Trung Quốc này chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, chưa được phân phối chính thức tại Việt Nam mà đều xuất hiện thông qua đường “xách tay”.


Ông Lê Hoàng một chuyên viên bảo mật đang công tác tại TP HCM chia sẻ, không thể đánh đồng tất cả các máy Trung Quốc là "gián điệp". "Nhiều smartphone của các tên tuổi lớn được lắp ráp tại Trung Quốc và theo kiểm tra của tôi, ngay cả sản phẩm của nhà sản xuất Trung Quốc cũng có hãng không phát hiện có theo dõi người dùng". Dù vậy ông Hoàng cũng cho biết, những thương hiệu lớn sẽ đáng tin cậy hơn và người dùng nên cân nhắc trước khi mua điện thoại "xách tay" hay từ các nhà sản xuất ít tên tuổi trước khi có những kiểm chứng cụ thể hơn.


Xiaomi và điện thoại của nhiều nhà sản xuất Trung Quốc khác đang được bán rộng rãi tại Việt Nam. Các thiết bị này thu hút người dùng nhờ mức giá hấp dẫn trang bị thông số kỹ thuật ấn tượng. Trước đây, điện thoại Trung Quốc Start N900 cũng bị phát hiện cài đặt sẵn phần mềm nhằm sao chép dữ liệu cá nhân, tự động ghi âm cuộc gọi, gửi tin nhắn hay kích hoạt micro cho mục đích nghe lén...


Chúng ta có thể thấy thời gian gần đây các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc đang cố gắng mở rộng thị trường sang các nước khác, không chỉ ở Đông Nam Á mà ngay cả châu Âu cũng sẽ là thị trường tương lai của họ. Ở Việt Nam số lượng điện thoại Trung Quốc cũng được bán khá chạy vì cấu hình khá mà mức giá thì quá rẻ. Tuy nhiên, sau vụ việc này thì chúng ta cũng nên cẩn thận khi lựa chọn điện thoại cho mình cũng như sử dụng một cách an toàn, đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.

Năm Ảo